Điện Thái Hòa tại Cố đô Huế
"Bảo tồn di sản kiến trúc gỗ Châu Á nhìn từ trường hợp Việt Nam và Nhật Bản - Xây dựng kế hoạch quản lý tổng thể cho khu di sản Huế” là chủ đề Hội thảo quốc tế được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế phối hợp với Hội Di sản Văn hóa Việt Nam, Hiệp hội Kiến trúc sư và Kỹ sư toàn Nhật Bản tổ chức vào sáng 25/10 tại thành phố Huế.
Tại hội thảo các đại biểu đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc bảo tồn di sản kiến trúc của 2 nước, từ đó định hướng việc bảo tồn bền vững các công trình kiến trúc gỗ của Quần thể di tích cố đô Huế. Từ hiểu rõ vật liệu, phương pháp chế tác, kết cấu và tác nhân ảnh hưởng đến công trình kiến trúc bằng gỗ sẽ là cơ sở quan trọng trong công tác bảo tồn và trùng tu tốt các di tích.
Hiện, Quần thể di tích cố đô Huế có hơn 500 công trình di tích, chủ yếu là kiến trúc gỗ, trong đó có nhiều di tích đã xuống cấp trầm trọng. Các đại biểu cũng đưa ra ý kiến về xu thế huy động các nguồn lực xã hội để bảo tồn di sản.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đặng Văn Bài, thành viên Ủy ban Di sản Thế giới cho biết: “Trong thiết kế cho các dự án tu bổ kiến túc gỗ, nên chú ý đến sự bền vững của nó. Theo tôi thì khoảng độ 40 năm là vừa, chứ nếu cứ 20 năm mà sửa một lần thì với 500 công trình này thì Thừa Thiên Huế không có đủ nguồn lực và đủ xoay vòng để làm điều đó. Thế nên, tôi nghĩ trong dự án duyệt cần phải chấp nhận sự thay đổi nào ấy để phục vụ cho độ bền vững của di tích của chúng ta.”/.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]