- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Có những thông tin cực thú vị về trẻ sơ sinh mà mẹ sẽ “mắt chữ A, miệng chữ O” khi biết được.
Lý do khi lớn lên trẻ quên hết những kỷ niệm ngày bé?
Khám phá thú vị cho câu hỏi muôn thủa của các bà mẹ. Mới đây, các nhà khoa học đã tìm ra lời giải mới cho việc tại sao bộ não con người không thể nhớ lại được những kỷ niệm có trong thời thơ ấu giai đoạn đầu. Đó là bởi sự hình thành tế bào thần kinh mới sẽ thay thế tế bào thần kinh cũ, khiến cho trẻ khó có thể nhớ về kỷ niệm trong thời ấu thơ.
Thông thường, trẻ nhỏ sẽ bắt đầu hình thành ký ức lâu dài cùng với thời điểm bắt đầu biết nói. Tiến hành quan sát trẻ mới biết đi, các nhà khoa học đã đặt câu hỏi tại sao trẻ em lại không thể giữ lại ký ức trong nhiều tình huống, sự kiện. Nhà nghiên cứu phát hiện, chỉ có một phần não đặc biệt chịu trách nhiệm sản xuất nơ-ron thần kinh có vai trò quan trọng trong việc tạo ra kỷ niệm. Sự sản sinh tế bào thần kinh này sẽ diễn ra trong suốt cuộc đời nhưng sẽ giảm dần theo độ tuổi.
Trong khi càng lớn trẻ càng cần thu nạp nhiều ký ức thì số tề bào thần kinh này lại giảm dần, do đó, để trẻ thu nạp ký ức trong tương lại, não bộ sẽ phải thải hồi những kỷ niệm cũ.
Liệu con có biết tên của mình?
Đây hẳn là câu hỏi mà rất nhiều bậc phụ huynh quan tâm. Trên thực tế, khi đến giai đoạn từ 5 - 6 tháng tuổi, trẻ sẽ bắt đầu có phản ứng rõ ràng với tên gọi của mình. Những dấu hiệu phản xạ sớm trước đó (khi trẻ đạt 2 - 3 tháng tuổi) như quay đầu, hướng mắt theo khi bạn gọi tên con thực ra không phải là con đã biết tên của mình.
Trẻ sơ sinh thời điểm đấy thường sẽ phản ứng với khuôn mặt và âm thanh trong lời nói bạn phát ra hơn là ý nghĩa của chúng. Đến 6 tháng tuổi, trẻ mới có khả năng phân biệt rõ ràng các âm trong giọng nói của bạn mặc dù vẫn chưa hoàn toàn hiểu chúng có nghĩa là gì.
Trẻ sơ sinh có nằm mơ?
Chắc các bà mẹ sẽ không dưới một lần băn khoăn với câu hỏi này khi ngắm nhìn con yêu say ngủ. Sự thật là chúng ta không thể hoàn toàn biết chắc câu trả lời. Việc nghiên cứu giấc mơ luôn là một bộ môn khoa học thần bí được thực hiện dựa trên những người tình nguyện tham gia. Họ sẽ kể về giấc mơ của mình, khi nào, ở đâu và như thế nào. Điều này thực sự là bất khả thi đối với trẻ sơ sinh.
Tuy nhiên, như chúng ta đã biết, giấc mơ của người trưởng thành xảy ra trong giấc ngủ REM (Rapid eye movement – một khái niệm chỉ giai đoạn mắt cử động nhanh trong giấc ngủ) và 50% giấc ngủ của trẻ sơ sinh là ở giai đoạn REM. Vì vậy, việc trẻ sơ sinh nằm mơ và sử dụng phần lớn thời gian để ngủ nhằm phát triển não bộ thông qua những giấc mơ là rất có khả năng.
Tất nhiên, chúng đã mơ những gì, cảnh vật trong những giấc mơ đấy ra sao thì không ai có thể biết được. Duy nhất một điều các bố mẹ có thể yên tâm, đó là trẻ khó có khả năng gặp ác mộng, khi mà chúng chưa hình thành được nỗi sợ trong não bộ. Chỉ đến khi 2 - 3 tuổi, trẻ mới bắt đầu biết nhận thức về nỗi sợ hãi mà thôi.
Mới sinh ra trẻ có biết mẹ là ai?
Khi chào đời, tất cả vạn vật với trẻ đều mới mẻ lạ lẫm. Tuy nhiên có một sự thật không thể thay đổi, đó là bé chắc chắn sẽ biết mẹ là ai. Cơ sở cho khẳng định này là do trẻ có khả năng nhận ra giọng mẹ sau khi sinh
Khi một em bé được sinh ra, thính giác của chúng chưa chuẩn 100%. Tai giữa vẫn còn một số chất lỏng có xu hướng làm giảm thính giác. Thế nhưng bé vẫn có thể nhận ra âm thanh từ giọng nói của mẹ. Bé có xu hướng gần gũi mẹ hơn những người khác nếu mẹ là người chăm sóc thường xuyên.
Dấu hiệu nào chứng tỏ trẻ sơ sinh thông minh?
Theo một khảo sát, khi cho các bé từ 9-12 tháng tuổi nhìn ngắm các đồ vật trong một khoảng thời gian nhất định. Những đứa trẻ thông minh sẽ dễ dàng nhìn xong và quay mặt bỏ đi sang những thứ khác hơn các bé bình thường. Và khi được đưa lựa chọn giữa một món đồ chơi quen thuộc và đồ mới, chúng sẽ có xu hướng cầm đồ chơi lạ. Thông tin thú vị đúc kết được từ khảo sát này đó là: những đứa trẻ thông minh thường luôn cần những thông tin mới để tiếp nhận và nhanh chán những thông tin cũ được lặp lại ngày qua ngày.
Ngoài ra, nếu một đứa trẻ có một trong các dấu hiệu sau cũng chứng tỏ bé có khả năng sẽ thông minh sau này
1. Cực kì hoạt bát nhanh nhẹn, luôn luôn ngó nghiêng mọi thứ xung quanh.
2. Thời gian ngủ ít hơn bình thường.
3. Khi thức thường rất hiếu động và gần như liên tục cần kích thích.
4. Có thể bắt chước các âm thanh sớm hơn các em bé khác.
5. Có xu hướng đặc biệt nhạy cảm với âm thanh, mùi vị, hình khối và thường khóc rất to khi gặp khó chịu như: nghe thấy nhạc không thích, ngửi mùi lạ..v.v
6. Có thể chậm nói nhưng khi nói sẽ nói luôn được rành mạch một câu dài.
7. Thích chơi đồ chơi từ sớm và cũng mau thích nghịch phá chúng.
8. Trẻ từ 9-24 tháng tuổi đã tỏ ra rất thích thú với các chữ cái và con số.
Theo Megafun
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]