Những hệ lụy kéo theo khi ngư dân vay tiền "nóng" là nợ nần chồng chất và nguy cơ thua lỗ ở những chuyến biển. Điều đáng nói là mặc dù đã có những chính sách tín dụng cho ngư dân vay vốn ưu đãi theo Nghị định 67 và sau đó là Nghị định 89 nhưng đến mùa biển này, tín dụng đen vẫn tiếp tục có "đất" sống ở vùng biển.
Một trong những nội dung của Nghị định 67 là cho ngư dân vay vốn lưu động. Ngư dân được vay tối đa 70% chi phí chuyến khai thác với lãi suất 6,5%/năm. Điều kiện vay là những đối tượng hoạt động nghề cá có hiệu quả, có khả năng tài chính và có phương án sản xuất kinh doanh cụ thể. Thế nhưng, trong thực tế, không phải ngư dân nào cũng tiếp cận nguồn vốn này.
Đây cũng là thực tế phổ biến ở các vùng biển nên con đường cuối cùng là ngư dân buộc phải vay tiền "nóng". Tín dụng đen vì thế vẫn có "đất" sống ở vùng biển.
Không khó để nhận diện bản chất tín dụng đen kéo dài nhiều năm qua ở vùng biển nhưng lại không dễ để ngăn chặn. Nhiều ý kiến cho rằng, tín dụng đen chỉ được chặn đứng một cách triệt để nếu như không còn tình cảnh ngư dân "đói" vốn. Nhưng cái khó lâu nay là ngay cả những ngư dân nhiều năm làm nghề biển cứ bước vào chuyến biển mới lại phải ngược xuôi tìm vốn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]