Sau đó không lâu, Nguyễn Kim tiếp tục thâu tóm Zalora, một kênh thương mại điện tử dẫn đầu thị trường. Động thái này cho thấy, Nguyễn Kim đang tìm lời giải cho bài toán mang tên “tăng trưởng”.
Mục tiêu 2 tỷ USD
Vào giai đoạn tăng trưởng thần kỳ năm 2011, Nguyễn Kim từng đạt doanh thu lên đến 400 triệu USD, tăng 30% so với năm 2010. Và trong “bữa tiệc thịnh vượng” ấy, các nhà lãnh đạo Nguyễn Kim đặt ra một mục tiêu đầy tham vọng: Tăng trưởng gấp 5 lần sau 5 năm với doanh thu là 2 tỷ USD, cho năm 2015.
Nếu nhìn vào cơ cấu và danh mục đầu tư của Nguyễn Kim cộng với điều kiện thuận lợi thì mục tiêu ấy nhiều khả năng trở thành hiện thực, thậm chí không ảo tưởng.
Theo đó, công ty này sở hữu hàng loạt tài sản tại: Angimex ), Docimexco, CTCP Du lịch An Giang, Vĩnh Long Food, CTCP Hoàn Mỹ, CTCP Sài Gòn lương thực…. Đây là những công ty thuộc nhóm dẫn đầu trong ngành nông nghiệp.
Tuy nhiên, theo báo cáo kết quả kinh doanh, cho đến hết năm 2015, chỉ duy nhất Công ty Xuất nhập khẩu An Giang (Angimex) có khoản lãi là 47 tỷ đồng. Phần lớn các “tài sản khác” của Nguyễn Kim đều kinh doanh trầy trật.
Ở mảng bán lẻ điện máy, với sự cạnh tranh khốc liệt, tốc độ tăng trưởng ngày càng thấp và biên độ lợi nhuận chỉ ở mức 5%, cộng với cú thất bại mang tên “Thế giới số 24h”... đã khiến mục tiêu 2 tỷ USD của Nguyễn Kim chỉ tồn tại ở ngưỡng là“tham vọng”.
Lời giải từ Big C
Với số lượng cổ phần đang nắm giữ tại hàng loạt công ty lương thực nêu trên, theo giới chuyên gia, Nguyễn Kim đang có khối tài sản hơn 10 ngàn tỷ đồng trong ngành lương thực.
Ngay lập tức Nguyễn Kim thực hiện một loạt động thái M&A quyết liệt để cứu vãn tình hình.
Động thái đầu tiên của “đại gia” này là bán một phần mảng bán lẻ vốn đã phát triển ở mức bão hòa cho Central. Tài sản mà Nguyễn Kim thu về theo giới chuyên gia ước đạt cỡ 200 triệu USD (tương đương 4.000 ngàn tỷ đồng). Với thương vụ này, Nguyễn Kim vừa có một đối tác chuyên nghiệp để cạnh tranh với các đối thủ lớn như: Thiên Hòa, Thế Giới Di Động… vừa có vốn để toan tính cho “bài toán nông nghiệp” của tập đoàn. Theo thông tin mà giới tài chính chia sẻ, điều kiện để Nguyễn Kim bán cho Central phải đi kèm với việc mua lại một hệ thống bán lẻ đa dụng mới. Và tên tuổi được xác định sau này chính là Big C.
Mới đây, vào tháng 3. 2016, Nguyễn Kim đã bán cho Trường Lộc Phát khu đất vàng số 132 Bến Vân Đồn, quận 4, với giá là 45 triệu USD (tương đương 900 tỷ đồng). Ngoài ra, Nguyễn Kim còn thoái vốn ở một loạt doanh nghiệp khác mà mình có liên quan để chuẩn bị nguồn vốn cho các mục tiêu mới.
Trở lại với trường hợp của Big C, với 32 siêu thị trên toàn quốc, tập đoàn này được xem là nhà bán lẻ có quy mô lớn thứ 2 sau Saigon Co.op Mart. Vậy toan tính của Nguyễn Kim trong thương vụ này là gì?
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, tài sản của Nguyễn Kim hiện tại tập trung lớn trong mảng nông nghiệp. Việc tìm kiếm đầu ra cho các công ty này sẽ đảm bảo cho khối tài sản đã đầu tư và mục tiêu tăng trưởng của Nguyễn Kim. Theo đó, khi sở hữu Big C, những sản phẩm đến từ lúa, gạo hay nông sản mà Nguyễn Kim đầu tư sẽ được đảm bảo đầu ra chắc chắn. Do vậy, Nguyễn Kim sẽ tập trung phát triển vào mảng lương thực và đảm bảo được thị trường trong nước, điều mà khi chưa sở hữu Big C, các công ty của Nguyễn Kim chỉ có bài toán xuất khẩu.
Ngoài ra, hệ thống Big C với doanh thu ước tính của năm 2015 đạt hơn 18 ngàn tỷ đồng/năm thì việc tìm đáp án cho bài toán tăng trưởng của Nguyễn Kim với con số 2 tỷ USD, có cơ sở để trở thành hiện thực.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]