Search
Thứ 5, 19/03/2015, 09:17 AM

Áp lực tỷ giá nhìn từ động thái của các nước

(Tài chính) - Việc nhiều nước đã, đang và sẽ phá giá bản tệ tự thân nó đã cho biết là Việt Nam hay bất cứ một nước nào khác phá giá để làm gì và có nên phá giá hay không.

Cần hết sức lưu tâm rằng, các nước có đồng bản tệ neo vào USD và lên giá so với bản tệ của các nước khác sẽ phải chứng kiến tình trạng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ các nước khác trở nên cạnh tranh hơn ngay trên lãnh thổ của mình, dẫn đến những hậu quả như thu hẹp sản xuất nội địa, gia tăng thất nghiệp...

Áp lực tỷ giá nhìn từ động thái của các nước

Nội dung nổi bật

-Các nước trên thế giới hầu hết đều chủ động phá giá hoặc bắt buộc để nội tệ mất giá so với USD trong bối cảnh USD đang mạnh lên từng ngày

-Chủ ý của việc phá giá bản tệ của các nước là làm cho bản tệ của họ mạnh lên so với các nước khác đã phá giá để tránh tình trạng kém cạnh tranh ngay trên lãnh thổ của mình

-Không một quốc gia nào, kể cả Mỹ, muốn đồng bản tệ lên giá so với các đồng tiền khác

-Ở Việt Nam, tỷ giá ngoài thị trường và trong vẫn đang lên nhưng NHNN vẫn im lặng.

-Theo TS Phan Minh Ngọc, việc nhiều nước đã, đang và sẽ phá giá bản tệ tự thân nó đã cho biết là Việt Nam hay bất cứ một nước nào khác phá giá để làm gì và có nên phá giá hay không.

Nhiều quốc gia từ châu Âu sang châu Á, đến châu Mỹ và lan sang châu Đại Dương, không chỉ những quốc gia mà nhỏ mà còn những quốc gia có nền lớn, có thứ hạng trên thế giới và trong khu vực như Nhật, Anh, Hàn Quốc, Trung Quốc, Brazil, Ấn Độ, Úc, Canada, Đài Loan, New Zealand, Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia v.v… đã từ sớm (trong năm 2014, đặc biệt kể từ tháng 11 hay 12/2014) hay chỉ mới đây đã phải chủ động phá giá, hoặc bắt buộc để đồng nội tệ của mình bị mất giá so với USD.

Lý do chung cho những hành động phá giá này tất nhiên là để đồng nội tệ của họ không lên giá theo một đồng USD đang mạnh lên từng ngày khi mà thời điểm Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) được cho là sẽ nâng lãi suất USD đang đến gần (dự đoán là tháng 6 tới) để kiềm chế lạm phát sau khi nền kinh tế nước này đã tỏ rõ dấu hiệu hồi phục chắc chắn.

Điều cần chú ý là chủ ý chính trong việc phá giá của những nước trên không hẳn vì muốn duy trì một đồng bản tệ yếu so với USD để duy trì hay tăng tính cạnh tranh trực tiếp với doanh nghiệp nội địa Mỹ để duy trì hay tăng xuất khẩu vào Mỹ, hoặc, ngược lại, hạn chế nhập khẩu từ Mỹ vào thị trường nội địa của họ.

Vấn đề quan trọng và có tính sống còn hơn là, các nước này không muốn vì neo đồng bản tệ của họ vào USD mà làm cho đồng bản tệ của mình lên giá so với đồng bản tệ của các nước khác đã (chủ động) phá giá bản tệ của mình so với USD. Nếu để xảy ra như vậy thì xuất khẩu của họ đi khắp thế giới (không chỉ có thị trường Mỹ) sẽ bị hạn chế vì các đối thủ của mình, với một đồng bản tệ yếu hơn của họ (đều quy ra USD), có được lợi thế hơn về giá, và, do đó, giành mất thị phần xuất khẩu. Ngược lại, và cần hết sức lưu tâm, các nước có đồng bản tệ neo vào USD và lên giá so với bản tệ của các nước khác sẽ phải chứng kiến tình trạng hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu từ các nước khác trở nên cạnh tranh hơn ngay trên lãnh thổ của mình, dẫn đến những hậu quả như thu hẹp sản xuất nội địa, và gia tăng thất nghiệp.

Cần nói thêm là sẽ không tốn nhiều thời gian để cho một đồng bản tệ lên giá (so với bản tệ của các nước khác) gây ra tác động tiêu cực rõ rệt đến xuất khẩu và nhập khẩu, cũng như sản xuất nội địa như đã chỉ ra bên trên. Có không ít dẫn chứng điển hình về hậu quả của một đồng USD mạnh hơn các đồng tiền trong hầu hết phần còn lại của thế giới. Theo tin tức cho biết, Intel hồi tuần đầu tháng này đã phải cắt triển vọng doanh thu trong quý I năm nay đến gần 1 tỷ USD với một trong số những lý do là nhu cầu về cho doanh nghiệp yếu hơn dự đoán ban đầu. Trong khi đó, một doanh nghiệp thép của Mỹ, U.S.Steel, đã phải ngừng sản xuất tại một nhà máy ở Minnesota vì họ đang phải vật lộn với thép nhập khẩu giá rẻ hơn nếu quy ra USD. Trong 2 ví dụ này, tất nhiên đồng USD mạnh lên là một trong những nguyên nhân chính làm giảm tính hấp dẫn và do đó nhu cầu về hàng hóa xuất khẩu từ Mỹ, đồng thời lại góp phần mở rộng thêm cửa cho hàng nhập khẩu từ các nước khác tràn vào thị trường nội địa.

Như vậy, một đồng bản tệ mạnh, lên giá với các đồng bản tệ khác là điều mà hầu như không một quốc gia nào mong muốn. Ngay đến Mỹ, Fed cũng đã phải trù trừ, cân nhắc việc/thời điểm nâng lãi suất. Còn các nước khác thì cứ nhìn nhau để rồi, miễn cưỡng hay không, đều phải lần lượt nhảy vào cuộc chiến tranh tiền tệ - phá giá bản tệ, “làm nghèo hàng xóm” (beggar thy neighbor).

Nhìn sang Việt Nam, như đã nói trong bài trước, tình hình lại khá im ắng. Ngoài những lý do đã phân tích, vẫn còn những luồng ý kiến mới có thể là lý do để giải thích cho sự trù trừ phá giá VND.

Có người cho rằng không đủ lý do thuyết phục để phá giá VND vì dù đồng USD đang tăng giá mạnh nhưng không có nghĩa tất cả các đồng tiền khác đều bị mất giá trước USD như đồng Euro, và rằng, nhìn vào diễn biến của đồng USD phải có một cái nhìn dài hạn. Chẳng hạn như 5 năm trở lại đây đồng USD có tăng nhưng nếu so với đồng nhân dân tệ của Trung Quốc thì đang mất giá tới 10%, đồng Won của Hàn Quốc là 12%...

Đúng là không phải tất cả các đồng tiền khác đều bị mất giá trước USD. Nhưng, cũng như đã liệt kê ở trên, hầu như tất cả các nền kinh tế đáng kể trên thế giới đều phá giá bản tệ (hoặc để bản tệ mất giá), vào những thời điểm khác nhau, nhưng dồn dập từ cuối năm 2014 đến nay. Những nước còn lại có hay không phá giá thì cũng chẳng phải là điều đáng kể nữa.

Quan trọng hơn, và cũng như đã nêu dẫn chứng ở trên, tác động của phá giá hay nâng giá bản tệ lên xuất khẩu, nhập khẩu và sản xuất trong nước diễn ra nhanh chóng, có thể nói tác động này có tính thời điểm. Bởi vậy, việc đem so mức tỷ giá bây giờ với mức cách đây vài năm chẳng có nghĩa lý gì. Hơn nữa, tại sao lại chọn mốc 5 năm mà không phải là 1 năm, hay 10 năm? Mốc thay đổi sẽ làm cho bức tranh tỷ giá thay đổi, vậy thì sự so sánh kiểu này (so với quá khứ) có tác dụng gì?

Tiếp theo là ý kiến cho rằng, nếu chỉ nhìn vào biến động của cặp tỷ giá USD/Euro trên thế giới hiện nay mà phán đoán về khả năng điều chỉnh tỷ giá của ngân hàng Nhà nước là chưa có đủ cơ sở. Bên cạnh đó, thị trường xuất khẩu của Việt Nam hiện nay (kể cả xuất khẩu sang châu Âu) tuyệt đại vẫn là sử dụng đồng USD. Trong khi đó, nhìn về bức tranh ngoại hối của Việt Nam hiện nay thì dự trữ ngoại hối cũng như các nguồn cung ngoại hối khác của nước ta đang khá dồi dào, không hề có dấu hiệu khan hiếm.

Như đã nói, tác động của việc neo tỷ giá VND/USD sẽ làm cho VND mạnh lên so với bản tệ của hầu hết phần còn lại của thế giới, không chỉ có Euro. Nên, cũng như đã phân tích, việc lên giá này của VND chắc chắn sẽ tác động tiêu cực không chỉ lên xuất khẩu của Việt Nam (và không chỉ sang EU) mà còn lên cả nhập khẩu và sản xuất nội địa. Nói cách khác, phái chủ trương thúc giục NHNN phá giá không chỉ dựa vào tỷ giá USD/Euro như luồng ý kiến bên trên nêu ra một cách không chính xác, mà còn xuất phát từ thực tế là VND thực tế và thực sự đã lên giá so với rất nhiều đồng bản tệ khác do VND bị neo vào USD.

Việc nêu ra rằng xuất khẩu của Việt Nam sang châu Âu tuyệt đại đa số vẫn sử dụng USD cũng chẳng có ý nghĩa gì, vì điều quan trọng là VND neo vào USD nên lên giá so với Euro, làm cho hàng xuất khẩu của Việt Nam không cạnh tranh được với hàng sản xuất tại châu Âu nhờ đồng Euro rẻ đi so với USD (và tức là rẻ so với VND); ngược lại, cũng vì Euro rẻ đi so với VND nên nhập khẩu từ châu Âu vào Việt Nam sẽ tăng lên, làm khó thêm cho doanh nghiệp nội địa.

Ngoài ra, vì VND bị neo vào USD nên lên giá so với bản tệ của các đối thủ khác, hàng xuất khẩu của Việt Nam vào châu Âu còn bị “ép” thêm một cách “tức tưởi” bởi hàng xuất khẩu của các đối thủ này cũng vào thị trường châu Âu cho dù đồng tiền dùng trong các giao dịch xuất nhập khẩu với châu Âu vẫn có thể là USD.

Cuối cùng, về cái lý do dự trữ ngoại hối và các nguồn cung ngoại hối đang dồi dào nên không cần phải phá giá VND. Cần biết rằng nhiều nước đã, đang và sẽ phá giá bản tệ, đều không gặp phải vấn đề về nguồn cung ngoại tệ hay gặp áp lực lên tỷ giá vì mất cân đối cung cầu ngoại tệ theo cái nghĩa hay được hiểu ở Việt Nam. Nhưng họ vẫn phá giá và chủ động phá giá là để duy trì thị phần xuất khẩu, bảo vệ thị trường nội địa và công ăn việc làm do chính sách “làm nghèo hàng xóm” của những nước khác mang đến trong cuộc chiến tranh tiền tệ hiện nay.

Trên hết, việc nhiều nước đã, đang và sẽ phá giá bản tệ tự thân nó đã cho biết là Việt Nam hay bất cứ một nước nào khác phá giá để làm gì và có nên phá giá hay không.

Theo CafeF


Tin khác

Giá vàng

Giá dầu có thể lên tới 130 USD/thùng
Các nhà phân tích không loại trừ khả năng giá dầu sẽ đạt 100 USD/thùng. Thậm chí, giá dầu có...
 
Các NHTƯ mua vàng nhưng không đột biến, người dân tích trữ không cao - 'thế lực bí ẩn' nào đẩy giá vàng tăng điên cuồng?
Biến động chưa từng thấy trên thị trường vàng thế giới đã trở thành tâm điểm thảo luận của các...
 
Giá vàng lập đỉnh, dân vẫn xếp hàng dài đi mua: Có người chốt mua 15 cây vàng nhẫn
Dù giá vàng nhẫn tăng mạnh và lập đỉnh mới, nhiều người dân vẫn xếp hàng đi mua vàng.
 
Giá vàng thế giới lên mức cao nhất mọi thời đại, vàng trong nước cũng lập kỷ lục
Sáng 2/12, giá vàng trong nước đồng loạt tăng mạnh sau khi giá vàng thế giới đêm qua (1/12 giờ...

Chứng khoán

Một doanh nghiệp chia cổ tức khủng, cổ phiếu lập tức tăng vọt
Cổ tức tiền mặt tỷ lệ 50% là mức cao nhất doanh nghiệp này chi trả cho cổ đông kể...
 
Để kiếm 100.000 USD: Thu nhập bình quân người Philippines mất 26 năm, Indonesia mất 22 năm, Việt Nam thì sao?
100.000 USD tương đương với bao nhiêu năm thu nhập bình quân của nước khác trong khu vực Đông Nam...
 
Góc nhìn CTCK: Đà tăng sẽ sớm quay trở lại, VN-Index hướng lên 1.280 điểm
Nhận định về thị trường trong những phiên tới, các CTCK cho rằng đà tăng sẽ sớm quay trở lại,...
 
Góc nhìn chuyên gia: Hiện tượng
Theo các chuyên gia, nhà đầu tư ngắn hạn nên thận trọng quan sát, còn nhà đầu tư tầm nhìn...
7 lỗi thường gặp khiến bạn mãi không đậu phỏng vấn xin việc
Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao mình mãi không vượt qua vòng phỏng vấn xin việc dù sở...
 
Có nên hay không nên nếu xin việc… lại ở công ty cũ?
Trải qua các vị trí ở các công ty khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy không hài lòng...
 
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng

Doanh nghiệp

Mua nhà vẫn dư giả tiền
Trước “cơn sóng” ồ ạt của thị trường bất động sản, việc sở hữu một bến đỗ an cư trở...
 
Công ty CP Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành LOF: Cam kết tạo giá trị với tình yêu thương
Ngày 19/7, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa Quốc tế IDP công bố đổi tên thành Công ty...
 
Cựu Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết và 50 đồng phạm hầu tòa ngày 22/7
Dự kiến ngày 22/7, TAND Hà Nội sẽ đưa cựu Chủ tịch Tập đoàn FLC Trịnh Văn Quyết ra xét...
 
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Việt Nam sẽ không thiếu điện
Trao đổi với lãnh đạo các tập đoàn lớn trên thế giới, Thủ tướng Phạm Minh Chính cho biết, năm...

Doanh nhân

Sản phẩm chứa sữa non từ Mỹ dẫn đầu thị trường tiếp tục gọi tên Colosbaby từ Vitadairy
Tại lễ vinh danh Thương hiệu Dẫn đầu 2024 (Vietnam Leading Brands 2024), Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt...
 
Người đàn ông gốc Việt đứng sau
Tiến sĩ Lợi Nguyễn sinh năm 1960 là Phó chủ tịch cao cấp về mảng Kết nối Quang và Đồng...
 
Bộ Kế hoạch Đầu tư báo tin mừng về đầu tư công
Đầu tư công đang là động lực hết sức quan trọng của nền kinh tế và được cả xã hội...
 
Masayoshi Son vừa lật ngược tình thế ngoạn mục, chứng minh mình vẫn là quái kiệt trong lĩnh vực đầu tư
Sau chuỗi IPO thất bại khủng khiếp của nhiều startup, Masayoshi Son cuối cùng cũng đã tìm lại được hào...
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

3.67263 sec| 2022.508 kb