"Thời gian cháu lúc nhỏ, mình ít để ý quan tâm lắm, cứ để tự do. Ở tuổi răng sữa, răng cháu bị sâu rất nhiều, cháu lại không thích đánh răng hàng ngày, vì cháu hay chảy máu lợi nên gia đình cũng không ép. Mỗi lần đánh răng thì cháu chỉ mất 30s là xong. Đến tuổi mọc răng khôn, thì răng mọc chồng chéo, không theo hàng lối gì cả".
Anh Trần Văn Khánh (Đại Từ, Thái Nguyên) chia sẻ về tình trạng răng lợi của cậu con trai Trần Đại Nghĩa (9 tuổi) sau chuyến đi Hà Nội để nhổ 2 chiếc răng mọc chệch vào phía trong hàm. Nhìn cháu Nghĩa khuôn mặt mệt mỏi cùng chiếc áo đang mặc dính máu dây từ việc nhổ răng đang nằm thiếp trên xe ô tô để cùng bố trở về quê sau chuyến nhổ răng tận Hà Nội mà không khỏi thương cảm.
Răng con sâu là do lỗi của cha mẹ: quan tâm không đúng và bảo vệ sai
Trường hợp cháu Trần Đại Nghĩa nói trên thực tế không phải hiếm, sâu răng sữa là tình trạng phổ biến của trẻ em Việt Nam. Theo thống kê của Viện Răng Hàm Mặt Trung Ương hơn 85% trẻ em ở độ tuổi 6-8 tuổi bị sâu răng, trung bình mỗi trẻ có 6,5 chiếc răng sâu, số trẻ bị rụng răng sữa sớm lên tới 25,3%.
Khi còn nhỏ, sức khỏe răng lợi của trẻ do cha mẹ quyết định
Điều này phản ánh thực tế lo ngại: phụ huynh đang không lường được mức độ nguy hiểm của bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ. Anh Trần Văn Khánh chia sẻ "Thời gian cháu lúc nhỏ, mình ít để ý quan tâm lắm, cứ để tự do. Cho cháu ăn nhiều đồ ngọt, đặc biệt vào buổi tối lại không vệ sinh răng miệng thường xuyên, chỉ chải răng buổi sáng thôi, mãi sau này thì mới bắt cháu đánh răng cả buổi tối, nhưng cháu đánh răng cũng chống đối lắm, đánh 30s là xong".
Khi còn nhỏ, răng lợi của trẻ do cha mẹ quyết định. Cha mẹ cần có ý thức bảo vệ răng lợi từ khi còn nằm trong bụng mẹ, nhưng đa phần cha mẹ lại không biết điều này: nếu mẹ bị sâu răng sẽ lây vi khuẩn gây sâu răng ( S.mutans) trực tiếp sang con trong bụng: "Thời kỳ mang bầu cháu Nghĩa, chị có bị sâu răng"-mẹ cháu Nghĩa chia sẻ. Chính vì vậy, cháu Nghĩa "Ở tuổi mọc răng sữa (8 tháng-2 tuổi), răng cháu bị sâu rất nhiều, mọc lên cái nào là bắt đầu bị xỉn màu đen luôn, rồi mủn dần mủn dần, miệng lại rất hôi".
Nguyên nhân trẻ sâu răng do cha mẹ quan tâm không đúng và hiểu chưa đủ, không lường trước sự nguy hiểm của bệnh sâu răng, viêm lợi đến sức khỏe của trẻ. Cũng như không biết cách giúp con ngăn ngừa sâu răng, viêm lợi tận gốc là như thế nào?
Sâu răng làm trẻ suy dinh dưỡng, răng mọc lệch
Nhiều trẻ sâu răng không gây đau đớn nhưng thực ra ảnh hưởng rất lớn đến việc ăn uống: "Thức ăn vào miệng chỉ nuốt chửng, chỉ ăn cơm với canh, rất ít ăn đồ khô. Vì đồ cứng cháu không nhai được, thịt nạc nấu mềm để cả miếng không ăn được. Đến bây giờ khi mọc răng khôn rồi răng cháu cũng chỉ ăn được như vậy"- anh Khánh chia sẻ về việc ăn uống của cháu Nghĩa.
Với tình trạng răng lợi xấu, ăn uống không khoa học và đủ dinh dương nên Trần Đại Nghĩa tuy 9 tuổi nhưng chỉ nặng 22 kg. Với số lượng cân nặng này, cháu được sếp vào nhóm trẻ bị suy dinh dưỡng.
Trần Đại Nghĩa (áo vàng) được xếp vào nhóm trẻ bị suy dinh dưỡng
Thêm nữa, khi thấy răng con bị sâu, lợi bị chảy máu, cha mẹ chỉ biết chọn giải pháp: súc miệng nước muối, không đỡ thì đi nhổ răng mặc dù chưa đến tuổi thay răng: "Lên 4 tuổi, vì thấy răng cửa cháu bị sún hết, chỉ còn chân răng nên chưa lung lay chị đã đưa đi nhổ để cháu đỡ khó chịu" - Chị Lan (mẹ Nghĩa) chia sẻ.
Răng sữa không đơn giản mọc lên rồi rụng, nó là yếu tố kích thích sự tăng trưởng của xương hàm, giữ cho răng vĩnh viễn mọc đúng vị trí. Răng sữa bị sâu và rụng sớm (trước 6 tuổi) sẽ gây xô hoặc nghiêng hàm, răng mọc lệch lạc, giảm khả năng phát âm chuẩn của trẻ. Trường hợp cháu Nghĩa là một điển hình " Lên 8 tuổi, răng mọc ra một hàng khác, đẩy răng cửa đã mọc ra khiến cháu có hiện tượng bị hô (vẩu). Hàng ngày sinh hoạt ăn uống bị ảnh hưởng, hai hàm không khít nhau, kênh nhau cắn xé thức ăn không được. Nhìn cháu khó chịu chúng tôi rất thương" Anh Khánh chia sẻ.
Vì vấn đề răng lợi nên bé Nghĩa gặp khó khăn trong ăn uống hàng ngày.
Sự nguy hiểm của bệnh sâu răng, viêm lợi ở trẻ thực sự cần được bố mẹ quan tâm và phòng tránh cho trẻ. Hành trình bảo vệ răng lợi của con cũng chính là bảo vệ sức khỏe, thẩm mỹ và tương lai của con, vì "cái răng cái tóc là góc con người", hành trình đó thực sự không khó nếu cha mẹ được hướng dẫn bảo vệ đúng và tận gốc trước "kẻ thù" trực tiếp gây sâu răng, viêm lợi đó là vi khuẩn S.mutans (gây sâu răng) và P.Gingivalis (gây viêm lợi).
Như vậy, ngoài việc chải răng 2 lần/ ngày, hạn chế ăn đồ ngọt, hay đi khám bác sĩ định kỳ 3-6 tháng/ lần thì câu chuyện giải quyết tận gốc vi khuẩn gây bệnh sâu răng viêm lợi đã được các nhà khoa học Nhật Bản tại Viện Nghiên Cứu Miễn Dịch Gifu giải quyết thành công bằng kháng thể IgY ( Đặt tên Ovalgen).
Do đặc tính kháng thể nên Kháng thể IgY trong thành phần Ovalgen DC, Ovalgen PG có thể di chuyển đến những ô vi trùng nằm sâu trong túi lợi, kẽ răng để ức chế sự phát triển của vi khuẩn. Đây chính là ưu thế vượt trội của thành phần Ovalgen DC, Ovalgen PG so với các biện pháp khác như nước súc miệng, chải răng,..
Kháng thể IgY được các nhà khoa học Nhật Bản đưa vào trong thành phần Ovalgen DC, Ovalgen PG bao gồm kháng thể IgY đặc hiệu chống lại vi khuẩn S.mutans (Ovalgen DC) và kháng thể IgY trực tiếp chống lại vi khuẩn P.gingivalis (Ovalgen PG) gây viêm lợi, hôi miệng ở trẻ. Với dạng dùng là viên ngậm, vị ngọt mát , mùi cam dễ chịu giúp bé yêu dễ dàng sử dụng hàng ngày bảo vệ răng lợi triệt để trước nguyên nhân chính gây bệnh sâu răng viêm lợi.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]