Sản phâm rau mầm không còn xa lạ với nhiều nước tiên tiến trên thế giới và cũng đã có mặt ở nước ta nhưng còn khá mới mẻ với nhiều người. Đặc biệt, khi hai từ “rau sạch” luôn là mối nghi ngờ thì sự xuất hiện của rau mầm vẫn là câu hỏi lớn của nhiều người.
1. Lợi ích sức khỏe của rau mầm
Trên thế giới, rau mầm rất được ưa chuộng bởi nó có những ưu điểm nổi bật là ngon và bổ dưỡng và rất sạch. Rau mầm được trồng từ các loại hạt giống rau thông thường trong thời gian ngắn nhất, chỉ khoảng 5-7 ngày sau khi trồng là có thể thu hoạch.
Hiện nay, rau mầm được sản xuất theo công nghệ tiến tiến, hạt mầm được ủ, nuôi trồng trên giá thể sạch, đặt trong nhà lưới và tưới nước sạch, ngăn chặn được sự xâm nhập của côn trùng nên không cần sử dụng thuốc trừ sâu.
Rau mầm được trồng trong thời gian rất ngắn, tại thời điểm thu hoạch, rau chứa nhiều vitamin E, C, B... nhất trong vòng đời của cây. Đây cũng là thời kỳ các chất dinh dưỡng đậm đặc nhất, hàm lượng chất sơ nhiều, khi ăn vào dễ tiêu, dễ hấp thụ, chuyển hóa các chất phức tạp.
Nhờ giàu vitamin, rau mầm giúp cơ thể tăng sức đề kháng, giữ gìn làn da mịn màng tươi tắn, nguồn vitamin E dồi dào trong rau mầm giúp làm chậm quá trình lão hóa và tăng cường sinh lực, gây hưng phấn và giữ gìn sắc đẹp. Đặc biệt, tăng khả năng sinh sản, rất tốt cho những người hiếm muộn con cái.
Rau mầm được đánh giá là có giá trị dinh dưỡng gấp nhiều lần so với rau trưởng thành. Lợi ích mà nó mang lại cho sức khỏe cao và phổ biến bao gồm mức độ cao của chất xơ, vitamin B phức tạp và protein. Giá đậu xanh cung cấp 32 calo và 0,84 gam chất xơ mỗi bát và 21-28 % protein. Rau mầm cũng chứa enzym tiêu hóa và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. Một chén rau mầm chứa 119 %vitamin C mà cơ thể cần trong ngày.
2. Lưu ý khi sử dụng rau mầm để tránh tác hại cho sức khỏe
Theo báo chí Mỹ, rau mầm là nguyên nhân gây ra một số vụ ngộ độc thực phẩm ở Mỹ. Vì hầu hết các loại rau mầm đều phải trồng trong môi trường ấm và đây chính là cơ hội cho các loại vi khuẩn phát triển. Nếu quá trình chăm sóc rau không bảo đảm an toàn thì rau bị nhiễm khuẩn cũng là đương nhiên.
Nguy cơ nhiễm khuẩn từ rau mầm khá cao. Quá trình rau mầm phát triển cũng đồng nghĩa với việc nuôi dưỡng các vi sinh vật. Một số rau mầm của bông cải xanh và củ cải, có bề mặt thô ráp dễ khiến cho vi khuẩn bám vào. Nên nấu chung rau mầm với các loại thực phẩm khác gồm dấm, tỏi và hành tây có thể giúp tiêu diệt các tác nhân gây bệnh rình rập.
Ngoài ra, nguy cơ ngộ độc rau mầm còn có thể đến từ chính đặc tính sinh học của hạt giống. Nhiều nghiên cứu đã ghi nhận trong mầm khoai tây có chứa độc chất solanine, mầm của các loại dưa dây có độc chất giống như trong sắn và măng (chứa glucozit sinh axit xyanhydric), mầm hạt đậu ván già có độc chất sapo glucozite và trypsin...Nếu ăn phải những độc chất này, có thể bị ngộ độc với triệu chứng buồn nôn, tiêu chảy, đau đầu, tức ngực, thở gấp, chóng mặt… nặng hơn có thể nguy hiểm tính mạng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]