1. Hành tây
Bạn chỉ nên thái lát mỏng và ăn sống loại thực phẩm này bởi khi nấu chín, hành tây sẽ giảm bớt hàm lượng dinh dưỡng phytonutrient allicin. Mặt khác, hành tây chứa flavonoid, chất có đặc tính kháng viêm, giảm đau. Hành tây có màu vàng và đỏ sẽ chứa hàm lượng flavonoid nhiều hơn loại hành màu trắng. Hàm lượng flavonoid có thể tăng bằng cách nấu chín nên bạn có thể xào hoặc nướng củ hành nhưng chỉ trong thời gian khoảng năm phút. Nếu lâu hơn, chất dinh dưỡng của hành sẽ mất dần.
2. Súp lơ xanh
Chúng ta nên ăn sống súp lơ. Việc đun nấu sẽ làm vô hiệu hóa myrosinase, một loại enzyme giúp loại bỏ các chất gây ung thư gan. Súp lơ xanh hay các loại rau họ cải khác như bắp cải, cải xoăn, cải Brussel là những thực phẩm tốt cho sức khỏe và đều có thể ăn sống hoặc nấu chín. Súp lơ sống chứa myrosinase, enzyme giúp phá vỡ sulforaphane, một hợp chất giúp ngăn ngừa ung thư và viêm loét dạ dày. Khi nấu chín, các enzyme myrosinase sẽ bị phân hủy. Tuy nhiên, việc nấu chín sẽ tạo thành phytonutrient, hợp chất giúp chống lại các tế bào tiền ung thư trước khi chúng phát triển thành khối u ác tính.
3. Củ cải đường
Đối với củ cải đường, chúng ta nên ăn sống. Củ cải đường sẽ mất hơn 30% hàm lượng foliate khi nấu. Ăn sống loại thực phẩm này sẽ giữ được hợp chất tốt cho não bộ.
4. Nấm
Nấm nên được nấu chín. Dù bạn chế biến theo cách nào – xào, luộc hay nướng chúng - hàm lượng kali cần thiết cho cơ bắp cũng sẽ tăng lên.
5. Ớt đỏ
Chúng ta nên ăn sống ớt đỏ vì vitamin C trong ớt đỏ sẽ bị phá vỡ khi bạn rán hoặc nướng loại thực phẩm này ở nhiệt độ trên 370oC. Ngoài ra, vitamin C rất dễ hòa tan trong nước. Vì vậy, bạn không nên đun sôi hoặc nấu loại thực phẩm này.
6. Rau chân vịt
Rau chân vịt nên được nấu chín trước khi ăn. Nếu được nấu chín, chúng ta sẽ hấp thụ được nhiều chất sắt, canxi và magie hơn mặc dù ăn sống loại rau này cũng tốt cho sức khỏe. Canxi rất cần thiết cho răng và xương chắc khỏe. Tốt hơn bạn nên hấp thay vì luộc rau chân vịt để tránh mất chất dinh dưỡng.
7. Cà chua
Bạn chắc hẳn cảm thấy ngạc nhiên khi cà chua nên được nấu chín. Đó là vì cơ thể của chúng ta sẽ hấp thụ được nhiều lycopene, một chất chống oxi hóa, có khả năng ngăn ngừa ung thư và các bệnh mãn tính khác. Các nhà nghiên cứu phát hiện các phân tử lycopene làm thay đổi hình dạng cà chua, giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ hơn.
8. Cà rốt
Ăn cà rốt sống sẽ cung cấp polyphenol, các hợp chất chống oxy hóa, làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư và bệnh tim. Ngược lại, việc nấu hay luộc cà rốt sẽ phá hủy polyphenol và phá vỡ vitamin C trong cà rốt.
9. Tỏi
Chế biến tỏi sẽ làm giảm tác dụng của chúng bởi nhiệt độ cao khiến cho hàm lượng allicin tốt cho sức khỏe giảm xuống. Vì vậy, tốt nhất là bạn nên cho tỏi khi gần hoàn thành món ăn hoặc ăn sống thay vì cho tỏi ngay lúc đầu khi nấu. Ngoài ra, tỏi chứa chất có tác dụng làm giãn mạch máu, ngăn ngừa bệnh đau tim.
Theo Song Tú - Doisongphapluat.com
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]