Bộ phận sinh dục ngoài gồm: “túi hạt” và “cậu nhỏ”: Vệ sinh “túi hạt” không có gì là khó khăn cả, chỉ tắm rửa bằng xà phòng thông thường là đủ. Sau đó dùng khăn sạch lau khô trước khi mặc quần chíp. Nhưng vệ sinh “cậu nhỏ” - đặc biệt chú ý đến vùng “nón” và bao “nón”. Khi tắm rửa hoặc vệ sinh hằng ngày rất dễ, chỉ cần lộn hết da “vùng nón” khi tắm rửa là đủ. Nhưng khi quí ông bị hẹp bao “nón” (Phymosis) hay vòng thắt “ vùng nón” (Circumstation) hay da qui đầu quá dài, lúc nào cũng trùm kín đầu “cậu nhỏ” có thể gây các bệnh.
Thứ nhất là viêm nhiễm: Đáng sợ nhất là những bệnh lây qua đường tình dục: Lậu, Giang mai, loét hạ cam, nấm, chlamidia... Thứ hai là ung thư “cậu nhỏ”. Tuy nhiên, ngay cả những người không bị hẹp bao “vùng nón”, khoẻ mạnh hoàn toàn, có “cậu nhỏ” phát triển bình thường nhưng vệ sinh “của quý” không cẩn thận và quá trình này kéo dài sẽ bị nhiễm khuẩn và ung thư “cậu nhỏ” sẽ là điều khó tránh khỏi. Trong khi đó, nguyên nhân gây bệnh có thể là do vệ sinh không sạch khiến các chất cặn bã bám bên trong “nón” “cậu nhỏ”. Vì vậy, việc giữ gìn vệ sinh “vùng kín” của quý ông là yếu tố có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng ngừa bệnh tật liên quan đến nam khoa.
Với những căn bệnh do vệ sinh không đúng cách, những bệnh nào thuộc diện nguy hiểm? Hậu quả cuối cùng của những căn bệnh đó là gì, thưa ông?
Nguy hiểm nhất là bệnh lậu, giang mai, loét hạ cam, hột xoài, u hạt bẹn, nấm, chlamidia... Những bệnh này rất dễ lây sang bạn tình qua đường giao hợp. Về hậu quả thì ở mỗi bệnh thì có những hậu quả và phiền lụy khác nhau.
Bệnh lậu là bệnh lây truyền qua đường tình dục, cấp tính hay mạn tính, do song cầu trùng gây nên, có tên khoa học là Neisseria Gonorrhoeae. Niệu đạo của nam giới tương đối dài hơn nữ giới, vì vậy bệnh lậu ở nam giới biểu hiện rầm rộ hơn. Sau khi lậu cầu xâm nhập vào cơ thể thông qua niệu đạo, đưa đến phản ứng viêm tại chỗ, kéo theo bạch cầu đa nhiễm đến để thực bào, từ đó trở thành tổ chức hoại tử trong quá trình viêm. Vi khuẩn đi đến đâu gây viêm đến đó gây viêm tiền liệt tuyến, viêm túi tinh, viêm tinh hoàn.
Bệnh giang mai do một loại vi khuẩn hình xoắn như lò xo gọi là xoắn khuẩn giang mai gây nên. Bệnh lây chủ yếu qua quan hệ tình dục và bệnh tích ban đầu (vết loét giang mai) cũng chủ yếu tại đây. Nếu không được điều trị thì các giai đoạn sau của giang mai bệnh sẽ lan ra toàn thân và trong các phủ tạng; Bệnh loét hạ cam là một bệnh nhiễm khuẩn cấp tính lây truyền qua đường tình dục gây loét ở bộ phận sinh dục. Bệnh hạ cam bắt đầu bằng một mụn mủ ở bộ phận sinh dục, sau khi quan hệ với người bị bệnh từ 1 đến 3 ngày. Sau đó, mụn biến thành vết loét sâu, hình tròn hoặc bầu dục, kích thước không đều, bờ nham nhở. Với nam giới, vết loét hạ cam thường thấy ở bao quy đầu, rãnh quy đầu, thân dương vật.
Có nhiều bệnh nhân đến khám bệnh “vùng kín” do thiếu hiểu biết về giữ vệ sinh không thưa ông?
Hầu hết các bệnh viêm nhiễm, nấm, ngứa, bệnh lây truyền qua đường tình dục thường có căn nguyên là vệ sinh không đúng cách hoặc giao hợp không được bảo vệ. Viêm nhiễm gây tắc đường dẫn tinh, đặc biệt mào tinh, viêm teo “túi hạt”... gây vô sinh thứ phát. Thường là không “tinh binh” do đường dẫn bị tắc là biến chứng nguy hiểm, gây hậu quả lâu dài. Trong thực hành hàng ngày, bệnh viện chúng tôi điều trị rất nhiều đối tượng bị bệnh lây qua đường tình dục do vệ sinh giao hợp không đúng cách, “yêu” không an toàn… không chỉ mang gây bệnh cho mình, mà còn lây sang người vợ...
Những người vô sinh do hậu quả của viêm nhiễm đường sinh dục, viêm teo “túi hạt”, không có “tinh binh” do tắc đường dẫn tinh. Trong khi đó, đa số bệnh nhân đều đoán mình bị viêm nhiễm hoặc mắc bệnh hoa liễu chứ không nghĩ đến ung thư. Thực tế, biểu hiện ban đầu của ung thư “cậu nhỏ” cũng là những vết sùi loét... như các bệnh hoa liễu. Nếu bị bệnh hoa liễu, chỉ cần điều trị kháng sinh là bệnh sẽ đỡ hoặc khỏi. Còn nếu bệnh không khỏi hoặc tái phát nặng hơn thì phải nghĩ ngay tới ung thư và đi khám chuyên khoa.
Vậy vệ sinh đúng cách là như thế nào, thưa ông?
Để giảm thiểu tối đa điều kiện thuận lợi cho bệnh phát triển, từ xa xưa và ngày nay vẫn tồn tại đó là cắt “nón” “cậu nhỏ”. Trên thế giới, dân Do thái có lễ cắt “vùng bao nón” khi cháu bé 07 ngày tuổi, hoặc phẫu thuật cắt bao “nón” dài hay vòng thắt “vùng nón”. Ngoài tác dụng dễ vệ sinh, “vùng nón” lúc nào cũng không bị da bao trùm, dịch tiết, bựa sinh dục trong rãnh “vùng nón” được vệ sinh dễ dàng, ngoài ra còn phòng ngừa ung thư sau này. Khi tắm, hay vệ sinh bộc lộ “vùng nón” hoàn toàn, rửa sạch bựa sinh dục (nếu có- ở rãnh “vùng nón”). Sử dụng xà phòng tắm, tốt nhất là dung dịch vệ sinh dành cho quí ông.
Sử dụng dung dịch vệ sinh phải chú ý, rửa sạch bằng nước khi kết thúc. Vùng bẹn bìu ngâm nước, tẩy hết da chết và dịch tiết là được. Lau khô bằng khăn sạch trước khi mặc quần chip.
Đặc biệt sau giao hợp, nếu quí ông bị hẹp bao qui đầu hay “vùng nón” dài, bệnh vòng thắt da “vùng nón”; rất đễ bị bệnh lây qua đường tình dục (Lậu, giang mai, nấm, chlamidia, tạp khuẩn…). Để giảm thiểu tối đa bệnh lây qua đường tình dục, sau giao hợp phải vệ sinh “vùng kín” sau đó ít phút- càng sớm càng tốt: Lúc đầu rửa xà phòng nhiều lần, sau đó rửa bằng dung dịch vệ sinh dành cho nam giới.
Theo Danong
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]