Một nghiên cứu của Viện Hàn lâm Nhi khoa Mỹ (AAP) công bố các lợi ích của việc cắt bao quy đầu gồm: giảm nguy cơ mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, HIV, giang mai...
Bao quy đầu phức tạp hơn bạn nghĩ nhiều, bởi nó không đơn giản là da. Nó gần như là “mí mắt” của bộ phận sinh dục nam. Bên trong bao quy đầu là một màng nhầy, tương tự như bên trong mí mắt hoặc miệng. Bao quy đầu cũng chứa một lượng lớn tế bào Langerhans, một loại tế bào miễn dịch làm giảm nguy cơ nhiễm trùng xuống thấp hơn.
Nghi thức cắt bao quy đầu đang trở thành chuẩn mực của xã hội hiện đại
Cắt bao quy đầu từng được xem là một phương pháp chữa bệnh. Vào cuối năm 1800, các bác sĩ coi cắt bao quy đầu là phương pháp chữa trị hàng loạt bệnh, từ sốt cho đến ngộ độc thực phẩm hay cả bại liệt. Đây được gọi là thời đại bùng nổ của phẫu thuật cắt bao quy đầu.
Trong tài liệu được ghi chép lại trên Tạp chí của Hiệp hội y khoa Mỹ, Lewis Sayre, một giáo sự về phẫu thuật chỉnh hình tại Bệnh viện Bellevue kể lại trường hợp của một cậu bé 5 tuổi bị bại liệt. Sau khi kiểm tra, Sayre phát hiện ra rằng cậu bé bị nhiễm trùng bao quy đầu, gây ra đau đớn, kiệt sức về thể chất. Sau đó, bác sĩ này đã tiến hành cắt bao quy đầu vào ngày hôm sao, trong vòng chưa đầy 2 tuần sau, cậu bé này đã có thể đi lại bình thường.
Nghi thức cắt bao quy đầu được thực hiện lần đầu tiên ở Ai Cập. Theo như các ghi chép lịch sử, vùng đất trị vì bởi các Pharaoh cổ đại là nơi đi tiên phong cho nghi thức cắt bao quy đầu.
Tài liệu khảo cổ phát hiện các thủ tục cắt bao quy đầu được thực hiện từ khoảng 2400 năm Trước công nguyên, một loạt các tài liệu về nghi thức này được tìm thấy trên các bức tường ở khu vực chôn cất Saggara mô tả cảnh cắt bao quy đầu, con dao và hình bác sĩ phẫu thuật.
Người Ai Cập, theo nhận xét của Heroductus thì ban đầu họ rất thích cắt bao quy đầu vì theo họ, việc làm này mang đến sự sạch sẽ và ưa nhìn.
Trong y học hiện đại, khi lớp da phủ quy đầu bị nhiễm khuẩn, gây khó khăn cho việc tiểu tiện thì chỉ định thường gặp và có hiệu quả nhất là cắt hoặc chít bao quy đầu. Tuy nhiên, theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hiện có tới 30% nam giới trên thế giới đã được cắt bao quy đầu mà không phải như một biện pháp can thiệp y học bắt buộc, phần lớn là vì lý do văn hóa và tôn giáo. Thủ thuật này được thực hiện như một thông lệ tại hơn 50 quốc gia, tập trung tại vùng Trung Đông, Hoa Kỳ và nhiều vùng châu Phi và châu Á.
Hàn Quốc ban đầu không phổ biến thủ thuật này nhưng từ khi có mặt người Mỹ trên đất nước năm 1945 thì thủ thuật cắt bao quy đầu mới được thực hiện. Hiện nay, ở Hàn Quốc, hơn 90% học sinh nam được cắt bao quy đầu ở độ tuổi 12.
Xung quanh việc cắt bao quy đầu vẫn còn tồn tại nhiều tranh cãi ngay cả trong y giới lẫn trong xã hội. Trong khi một số tổ chức chống đối tục lệ cắt bao quy đầu, cho đây là một vi phạm nhân quyền trẻ em và thiếu bằng chứng y học, thì một số khác lại ủng hộ phẫu thuật này, cho đây là một phương pháp phát triển sức khỏe công cộng, nhất là giúp phòng chống bệnh AIDS. Vào tháng 3/2007, WHO và UNAIDS công nhận cắt bao quy đầu ở trẻ em nam giới là một phương pháp ngăn chặn HIV công hiệu, nhưng kèm theo cảnh báo là phẫu thuật này chỉ có thể ngăn chặn phần nào và không được dùng nó thay thế tất cả những phương pháp phòng chống khác.
WHO cũng công bố những phát hiện khoa học về thủ thuật cắt bao quy đầu có thể phòng ngừa bệnh lây truyền bệnh HIV trong giao hợp nam nữ, nhất là trong những vùng bệnh này đang lan tràn như vùng Nam sa mạc Sahara châu Phi. Riêng tại Mỹ, thủ thuật này vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong số các thủ thuật nhi khoa.
Cắt bao quy đầu để lại dấu vết. Nghi thức cắt bao quy đầu ở Mỹ được thực hiện với một trong ba thiết bị: dụng cụ sinh dục Mogen Clamp, Plastibell và kẹp Gombo. Hầu hết các phương pháp này đều để lại sẹo màu nâu hoặc một vết nhỏ trên đầu dương vật.
Theo Danong
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]