Một cách vô thức, bạn đang rèn kỹ năng chống xuất tinh sớm chúng tôi vẫn gọi là phương pháp “khởi đầu - kết thúc”. Bạn dạy “cậu nhỏ” của mình bài học khống chế tinh binh, học cách làm chủ điểm mà đàn ông “không thể quay đầu lại” (thời điểm bạn cảm giác rất muốn “nã pháo” rồi).
Tôi cho rằng bạn là người chưa bao giờ phải phàn nàn về mức độ “dẻo dai” của bản thân, xuất tinh hay không hoàn toàn theo chủ ý của bạn. Về quan điểm cá nhân mà nói, tôi ngưỡng mộ khả năng ấy.
Tuy nhiên những gì bạn đang làm đem lại cảm giác... bức bí. Hãy nhớ rằng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng xuất tinh tốt cho sức khỏe, thậm chí đem lại một số lợi ích nhất định cho tuyến tiền liệt nữa.
Xuất tinh có lợi cho cậu nhỏ
Tuyến tiền liệt rất quan trọng và chăm sóc "cậu nhỏ" là điều cần thiết. Trong nhiều năm qua, cộng đồng khoa học đã nghiên cứu và nhận thấy xuất tinh giúp cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt.
Trong một nghiên cứu trên 30.000 nam giới của trường đại học Harvad và Viện ung thư quốc gia, các nhà nghiên cứu đã có được những kết quả khá thú vị. Nhìn chung, nghiên cứu không tìm thấy liên kết giữa nguy cơ ung thư tuyến tiền liệt và tần số xuất tinh. Tuy nhiên, họ nhận thấy những người đàn ông thường xuyên xuất tinh (21 lần trong một tháng hoặc hơn) giảm được 33% nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến so với những người chỉ xuất tinh 4-7 lần mỗi tháng.
Nếu bạn tìm hiểu kỹ tất cả các nghiên cứu thì hầu hết kết quả sẽ là xuất tinh cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt. Vì vậy, hãy để việc xuất tinh diễn ra thường xuyên và thoải mái bởi xuất tinh đồng nghĩa với việc "lên đỉnh", điều này hoàn toàn có lợi cho cơ thể và đời sống chăn gối bạn.
Tác hại của việc “ngưng chiến”
Dẫn đến khả năng không xuất tinh. Sinh hoạt tình dục bình thường ở đàn ông bao gồm các giai đoạn: hưng phấn tình dục, cương cứng, giao hợp, xuất tinh và đạt đến cao trào, uể oải, kết thúc. Xuất tinh là mốc đánh dấu đã đạt đến cao trào là một quá trình sinh lý phức tạp. Khi được kích thích đầy đủ, “trung khu phóng tinh” hưng phấn sẽ xuất hiện động tác xuất tinh, trung khu thần kinh sẽ chi phối và khống chế toàn bộ quá trình này. Nếu thường xuyên nín nhịn không xuất tinh, sẽ xuất hiện những phản ứng sinh lý, chức năng vỏ đại não rối loạn, chức năng phóng tinh bị ức chế, lâu dần sẽ mắc bệnh không xuất tinh.
Dẫn đến viêm tinh hoàn. Tinh hoàn là cơ quan sản xuất tinh trùng và hợp thành tinh dịch. Khi giao hợp bình thường, tinh hoàn, tiền liệt tuyến và các cơ quan khác trong trạng thái xung huyết. Nếu “ngưng chiến”, không xuất tinh, tốc độ phục hồi máu ở cơ quan sinh dục chậm rõ rệt, tinh hoàn trong trạng thái xung huyết kéo dài, các mao mạch ở vách bên trong tinh hoàn bị rách, dẫn đến viêm tinh hoàn.
Dễ bị ung thư tiền liệt tuyến. Thông thường, sau khi xuất tinh, dương vật nhanh chóng mềm đi, sau 2-3 phút, máu trong nó giảm khoảng 60%, khoảng 15 phút sau, máu trong tinh hoàn, tiền liệt tuyến mới trở lại trạng thái bình thường. Nếu “ngưng chiến” tiền liệt tuyến sẽ trong trạng thái xung huyết kéo dài, tiền liệt tuyến phục hồi xung huyết trong thời gian dài, dẫn đến viêm tuyến tiền liệt và ung thư.
Dẫn đến liệt dương. Khi đang sinh hoạt, bỗng “ngưng chiến”, hoạt động thần kinh trung khu tình dục trong vỏ đại não và cơ quan sinh dục vẫn trong trạng thái hưng phấn, xung huyết, bao gồm cả hoạt động tinh thần trong đó, tình cảm vẫn đang căng thẳng, hưng phấn, khát vọng tình dục vẫn chưa được đáp ứng, như vậy sẽ tăng gánh nặng cho hệ thống thần kinh và cơ quan sinh dục, kết quả dẫn đến liệt dương.
Theo Danong
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]