Nguyên nhân đau bụng kinh
Nguyên nhân chính gây đau bụng kinh là do sự giải phóng hoóc môn prostaglandin. Loại hoóc môn đặc biệt này khiến co bóp cổ tử cung trong suốt chu kì, đó cũng là lý do vì sao đôi lúc cơn đau bụng kinh đôi lúc có những đặc điểm tương đồng với cơn chuột rút. Không những vậy, prostaglandin còn khiến các mạch máu cung cấp máu cho cổ tử cung co bóp, dẫn đến cơn đau. Những bạn gái đau bụng kinh dữ dội có lượng hoóc môn prostaglandin tiết ra nhiều hơn bình thường, khiến cổ tử cung và các mạch máu co bóp mạnh hơn.
Đau bụng kinh có thể xuất hiện ngay từ thời con gái hoặc bắt đầu sau nhiều năm có kinh nguyệt bình thường. Ảnh minh họa
Đau bụng kinh được chia làm 2 loại, đau bụng nguyên phát và thứ phát. Đau bụng kinh nguyên phát thường chỉ do hoóc môn, không có nguyên nhân đặc biệt. Đau bụng kinh thứ phát có thể do các bệnh lý phụ khoa như u xơ tử cung hay nhiễm trung vùng hậu. Ngoài ra những tác động tâm lý như một số chị em quá mẫn cảm với cảm giác đau, vận động quá mạnh hoặc bị lạnh, hoặc do cổ tử cung cấu tạo quá hẹp.
Biểu hiện của đau bụng kinh?
Đau bụng kinh khiến bạn cảm thấy bụng đau từ âm ỉ đến dữ dội, sau đó cơn đau này lan tỏa dần đến các vùng xung quanh như đùi, lưng. Chướng bụng, buồn nôn, bị tiêu chảy hoặc ói mửa. Ra nhiều mồ hôi.
Giúp bạn giảm đau bụng trong kỳ đèn đỏ:
Massage nhẹ
Nên massage nhẹ nhàng và thường xuyên phần bụng dưới khi đang hành kinh. Việc này sẽ giúp cơ bụng không bị co thắt quá đột ngột và sẽ giảm đau thật hiệu quả.
Sữa hoặc sữa chua
Sữa hoặc sữa chua có thể giúp chị em giảm đau bụng kinh. Một nghiên cứu cho thấy những phụ nữ bổ sung 1200mg canxi mỗi ngày sẽ giúp giảm 30% nguy cơ đau bụng kinh so với những người chỉ bổ sung 500 mg canxi mỗi ngày.
Giữ vệ sinh cho "vùng kín"
Bạn nên thay băng vệ sinh đều đặn sau khoảng 4 đến 6 giờ. Nếu có thể, nên thay rửa cẩn thận cho "vùng kín" để loại bỏ phần máu kinh nguyệt bị tồn đọng ở âm đạo. Nếu không tiện cho việc thay, rửa, bạn có thể dụng khăn ướt dành cho trẻ sơ sinh để vệ sinh sơ qua cho "vùng kín" trước khi đóng miếng băng vệ sinh mới.
Cần lưu ý khi chọn băng vệ sinh, cũng như khăn giấy, tuyệt đối tránh những thương hiệu có mùi hương vì nó là các loại hóa chất có thể gây tổn thương cho "cô bé" của bạn.
Việc giữ vệ sinh "vùng kín" trong chu kỳ "đèn đỏ" là vô cùng quan trọng
Tắm hương liệu
Tắm hương liệu giúp làm giảm đau và thư giãn cơ bắp. Bạn hãy làm điều này trong một phòng tắm hương liệu và xem hiệu quả.
Tập thể dục đều đặn
Nhiều người không có thói quen tập thể dục, đa phần những người này đều cảm thấy vô cùng khó chịu trong thời kỳ "đèn đỏ". Kể cả những người thường xuyên tập luyện nhưng lại ngừng tập trong thời gian bị "đèn đỏ" cũng khiến những cảm giác khó chịu này tăng lên.
Cách đơn giản nhất để giảm thiểu sự khó chịu trong chu kỳ kinh nguyệt chính là tập thể thao. Việc bạn vận động và toát mồ hôi sẽ giải phóng các loại hormone giúp cơ thể giảm sự căng thẳng và đau nhức. Vì thế, đừng quên vận động nhẹ nhàng để cảm thấy dễ chịu hơn trong thời gian này nhé!
Tạm ngừng việc quan hệ tình dục
Trong những ngày "đèn đỏ" tử cung của bạn mở rộng nên rất dễ tổn thương hoặc bị vi khuẩn, nấm, virus xâm nhập nếu được tạo điều kiện. Vì thế, tốt nhất bạn nên ngừng quan hệ tình dục trong những ngày này.
Nhiều người cho rằng việc quan hệ tình dục và đạt cực khoái trong những ngày có kinh nguyệt sẽ làm giảm bớt các triệu chứng khó chịu của kỳ "đèn đỏ" nhưng đó hoàn toàn là 1 hiểu lầm nguy hiểm. Đúng là việc đạt cực khoái có thể giúp bạn dễ chịu hơn nhưng không có nghĩa là bạn cần phải quan hệ tình dục trong ngày "đèn đỏ". Vì như đã giải thích ở trên, đây là giai đoạn "cô bé" rất yếu ớt và dễ bị nhiễm bệnh. Cách đơn giản để hưởng lợi của cực khoái chính là quan hệ tình dục đều đặn trước và sau chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
Chườm bụng với nước nóng
Chườm nóng có tác dụng giảm đau tốt nhất.
Hiện tượng đau bụng, chướng bụng khó chịu trong ngày "đèn đỏ" đa phần là do sự co bóp của tử cung để đẩy máu ra ngoài. Để giảm sự khó chịu này, bạn có thể dùng cách chườm bụng với nước nóng.
Rất đơn giản, bạn chỉ cần nhúng 1 chiếc khăn vào nước ấm, vắt khô và chườm vào phần bụng dưới. Bạn cũng có thể dùng túi chườm hoặc chai thủy tinh đựng nước nóng vừa để làm ấm bụng và giảm thiểu những cơn co thắt. Lưu ý, đừng để nước nóng quá kẻo nó có thể khiến bạn bị bỏng.
Phương pháp này có tác dụng giảm đau tốt nhất. Bạn có thể cảm nhận được hiệu quả trong 5 phút. Nó giúp ngăn ngừa cơn đau và chuột rút. Nhiều phụ nữ cũng giảm cơn đau bụng kinh bằng liệu pháp thay thế, nghĩa là đầu tiên đặt một miếng gạc nóng sau đó là một miếng gạc lạnh.
Nên nghỉ ngơi nhiều hơn
Nếu không quá bận rộn với các công việc quan trọng, bạn nên nghỉ ngơi nhiều hơn trong những ngày cơ thể vô cùng nhạy cảm này. Nằm trên giường và nghỉ ngơi sẽ giúp làm dịu các cơn đau bụng và mệt mỏi do kỳ kinh nguyệt mang đến.
Nếu việc nằm nghỉ chưa mang lại hiệu quả tốt như bạn mong muốn, có thể tranh thủ thời gian này để massge nhẹ nhàng phần bụng dưới. Việc này sẽ giúp cơ bụng của bạn không bị co thắt quá đột ngột và giảm đau bụng kinh hiệu quả.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]