Một bé gái từ khi còn là bào thai nằm trong bụng mẹ, đã có sẵn hai buồng trứng, mỗi bên có từ 5 đến 10 triệu trứng. Mỗi trứng này nằm trong một cái bọc nhỏ (gọi là follicle) và có một số bị tiêu đi mất, đến khi bé lọt lòng mẹ sinh ra thì có khoảng 2 triệu trứng trong người. Cho tới tuổi dậy thì, tức từ lúc bắt đầu có kinh, cứ mỗi tháng - mỗi kỳ kinh nguyệt, thì có một trứng rụng để chờ thụ thai. Như vậy thì mỗi năm có khoảng 12 trứng rụng và tỷ lệ thụ thai của mẹ mỗi tháng là 20%. Tuy nhiên, số và chất lượng trứng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi môi trường sống, chế độ ăn uống và sức khỏe người mẹ.
Dưới đây là những tác nhân có thể ảnh hưởng rất lớn đến số và chất lượng trứng, khiến mẹ khó thụ thai. Mẹ cần biết những điều này để “bảo vệ” nguồn trứng nhé!
Phá thai
Nguy cơ: Mỗi lần phá thai sẽ tăng nguy cơ vô sinh từ 3-5%.
Ý kiến chuyên gia: Theo giám đốc sản khoa Chu, phá thai có thể gây chấn thương nội mạc tử cung khiến trứng đã thụ tinh khó cấy vào tử cung. Ngoài ra, nếu quá trình phá thai bị nhiễm trùng, mẹ sẽ dễ bị tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung và nhiều vấn đề khác dẫn đến chuyện mang thai trở lên khó khăn hơn.
Lời khuyên: Hãy sử dụng các biện pháp tránh thai để phòng ngừa tối đa việc mang thai ngoài ý muốn.
Độ tuổi sinh con
Nguy cơ: Sau tuổi 30, khả năng sinh sản sẽ tỷ lệ nghịch với tuổi tác.
Ý kiến chuyên gia: Chuyên gia khoa sản Li Xiu-fen cho rằng độ tuổi lý tưởng nhất đối với phụ nữ để mang thai là từ 24-29. Sau tuổi 30, khả năng sinh sản bắt đầu sụt giảm và sua tuổi 40 thì sụt giảm trầm trọng.
Lời khuyên: Hãy lập kế hoạch để mang thai ở độ tuổi lý tưởng nhất kẻo sau này bạn sẽ hối hận đấy.
Sau tuổi 30, khả năng sinh sản sẽ tỷ lệ nghịch với tuổi tác.
Bệnh phụ khoa
Nguy cơ: Một loạt các bệnh phụ khoa, nhiễm trùng đường sinh sản hoặc tổn thương thứ phát sẽ ảnh hưởng đến khả năng mang thai.
Ý kiến chuyên gia: Theo chuyên gia Su Jianping, các bệnh như tắc ống dẫn trứng, lạc nội mạc tử cung và rất nhiều bệnh tật liên quan đến bệnh phụ khoa khác như viêm vùng chậu, viêm âm đạo, viêm cổ tử cung… sẽ gây ra rối loạn nội tiết tố và gây vô sinh, thậm chí ảnh hưởng đến hoạt động của tinh trùng, không thể tiến đến với trứng và gây khó khăn trong việc thụ thai.
Lời khuyên: Việc sử dụng các biện pháp tránh thai đặc biệt là dùng bao cao su khi quan hệ là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh phụ khoa. Chị em cũng cần vệ sinh vùng kín cẩn thận để giảm nguy cơ mắc bệnh, ảnh hưởng đến việc thụ thai.
Căng thẳng
Nguy cơ: Lo lắng quá mức sẽ khiến mẹ khó khăn hơn trong việc thụ thai
Ý kiến chuyên gia: Quá trình thụ thai cần được sự thống nhất của cả hệ thống các bộ phận trong cơ thể. Nội tiết tố cơ thể làm việc dưới sự kiểm soát của vỏ não. Nếu mẹ chịu áp lực nặng nề, tinh thần sẽ luôn trong trạng thái căng thẳng, khiến vỏ não không thể tiết hormone một cách bình thường, ức chế chức năng hoạt động của buồng trứng và khiến trứng không thể rụng được.
Lời khuyên: Hãy cố gắng xóa bỏ mọi lo lắng và tạo tâm lý thoải mái bằng cách làm những việc mình thích hoặc xem phim hài.
Thói quen xấu
Nguy cơ: Hút thuốc lá, uống rượu bia hay thức khuya có thể giảm nguy cơ mang thai ở phụ nữ.
Ý kiến chuyên gia: Tiến sĩ tại bệnh viện sản khoa Bắc Kinh Chang Yung Chu cho biết, phụ nữ hút thuốc lá ảnh hưởng nghiêm tọng đến sự tiết hormone giới tính, khiến kinh nguyệt không đều. Ngoài ra, rượu cũng khiến kinh nguyệt chị em không đều, vô kinh và ngăn chặn sự rụng trứng.
Bên cạnh đó, tiến sĩ Chu cũng nhấn mạnh, thức khuya không chỉ làm giảm chức năng miễn dịch của cơ thể mà còn ảnh hưởng đến quá trình trứng rụng.
Lời khuyên: Hãy thay đổi lối sống, đừng để thói quen xấu đánh mất cơ hội làm mẹ của bạn.
Hút thuốc lá, uống rượu bia hay thức khuya có thể giảm nguy cơ mang thai ở phụ nữ.
Lạm dụng thuốc bổ
Nguy cơ: Bổ sung quá nhiều thuốc bổ có thể làm giảm khả năng thụ thai.
Ý kiến chuyên gia: Một số sản phẩm chăm sóc sức khỏe có chứa lượng lớn estrogen, khi sử dụng trong thời gian ngắn sẽ giúp tinh thần thoải mái, căng tràn sự sống. Tuy nhiên, nếu sử dụng lâu dài có thể gây rối loạn nội tiết, ảnh hưởng đến quá trình thụ thai.
Lời khuyên: Tạo một chế độ ăn uống lành mạnh và sử dụng thuốc bổ theo hướng dẫn của thầy thuốc là việc làm cần thiết.
Ô nhiễm môi trường
Nguy cơ: Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm, chứa hóa chất độc hại ảnh hưởng lớn đến khả năng thụ thai.
Ý kiến chuyên gia: Nếu mẹ thường xuyên tiếp xúc với hóa chất, làm việc trong môi trường ô nhiễm hóa chất chì, X-quang, vật ký bức xạ, ô nhiễm thực phẩm thì chức năng sinh sản sẽ bị thiệt hại.
Lời khuyên: 6 tháng trước khi thụ thai, mẹ cần tránh xa môi trường độc hại.
Theo Giadinh
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]