Viêm dạ dày mạn tính là chuỗi diễn biến viêm niêm mạc có nguyên nhân do viêm dạ dày cấp tính kéo dài; dịch tá tràng trào ngược; yếu tố miễn dịch hoặc yếu tố bội nhiễm gây ra.
Cà rốt nấu táo đỏ
Cà rốt (200g): tính bình, vị ngọt. Có tác dụng nhuận táo, bổ hư, hóa trệ, sáng mắt. Chủ yếu chứa beta-carotene, nghiên cứu hiện đại cho thấy có tác dụng chống ung thư.
Táo đỏ (20g): tính bình, vị ngọt. Có tác dụng bổ trung ích khí. Là thức ăn tốt thường dùng để điều bổ tỳ vị. Chủ yếu chứa carbohydrate, vitamin C.
Cà rốt rửa sạch, cắt lát, táo đỏ rửa sạch, sử dụng sau. Cà rốt, táo đỏ cùng cho vào nồi, đổ nước, dùng lửa nhỏ ninh thành nước cốt thì dùng.
Tác dụng: thanh thơm ngọt bùi. Có tác dụng bổ trung ích khí, hóa trệ hòa vị.
Thích hợp dùng cho người viêm dạ dày mạn tính do tỳ vị hư nhược. Thích hợp dùng cho người cao tuổi, người bệnh cao tuổi suy nhược. Người mắc bệnh ngoại cảm chưa lành, tạm thời không dùng.
Canh thịt dê nấu củ cải
Thịt dê (100g): tính ấm nhiệt, vị ngọt. Công năng ích khí bổ hư, ôn trung noãn hạ. Chứa nhiều protid, lipid và Ca, P, Fe, vitamin… Nghiên cứu hiện đại cho thấy mùa lạnh thường ăn thịt dê giúp tăng men tiêu hóa, bảo vệ niêm mạc dạ dày, trợ tiêu hóa cũng như chống lão hóa.
Táo tây (100g): tính mát, vị ngọt, chua. Công năng sinh tân nhuận phế, trừ phiền giải thử, khai vị tỉnh rượu, cầm tiêu chảy. Có chứa carbohydrate, lipid, beta-carotene, vitamin… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, táo tây giúp tăng dịch mật, có tác dụng vừa thông tiện vừa chữa tiêu chảy.
Đậu Hà Lan (80g): tính bình, vị ngọt. Công năng hòa trung hạ khí, lợi tiểu, giải sang độc. Chứa lipid, carbohydrate và Ca, P, Fe, vitamin…
Củ cải (300g): tính mát, vị ngọt, cay. Công năng tiêu thực hóa đàm, hạ khí khoan trung, thanh nhiệt sinh tân. Có chứa carbohydrate, sinapine, lignin… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, củ cải giúp tăng nhu động ruột, trợ tiêu hóa.
Ngò rí (vừa đủ): tính ấm, cay. Đi vào kinh phế, tỳ. Công năng phát hãn thấu chẩn (gây ra mồ hôi, mọc sởi), tiêu thực hạ khí, thanh nhiệt lợi tiểu. Ngò rí là chất điều vị dùng thường ngày, phương thơm khai vị, có chứa tinh dầu, có tác dụng tiêu thực hạ khí.
Tiêu, muối, bột nêm, dấm với mỗi thứ vừa đủ.
Ngò rí cắt đoạn, táo tây gọt vỏ bỏ hột, cắt lát, đậu Hà Lan bỏ vỏ, củ cải cắt lát sử dụng sau. Thịt dê cắt lát, đậu Hà Lan, củ cải cùng cho vào nồi, đổ nước, sau khi đun sôi bằng lửa to, chuyển lửa nhỏ ninh 1 giờ. Thêm tiếp táo tây nấu chín, nêm muối, dấm, bột nêm, bột tiêu, múc ra, rắc lên ngò rí thì hoàn tất.
Tác dụng: tươi ngon khoái khẩu. Có tác dụng ích khí bổ hư, ôn trung ấm vị, cường tráng cơ thể.
Thích hợp dùng cho người viêm dạ dày mạn tính và tỳ vị hư hàn, người thể chất gầy ốm. Người mắc bệnh cảm, nhức răng, ung nhọt, bệnh trĩ và bệnh truyền nhiễm thời kỳ đầu, phù thũng… không nên dùng.
Canh đu đủ nấu dấm thích hợp dùng cho căng đau dạ dày do tỳ vị hư hàn, người đau bụng tiêu chảy
Bao tử heo hầm tiêu
Bao tử heo (100g): tính hơi ấm, vị ngọt. Công năng bổ hư nhược, kiện tỳ vị. Có chứa protid, lipid, carbohydrate, Ca, P, Fe và vitamin B1, vitamin B2…
Tiêu trắng (10g): tính nóng, vị cay. Công năng ôn trung giảm đau, khai vị tiêu thực. Có chứa piperin, chavixin, tinh dầu… Nghiên cứu hiện đại cho thấy hồ tiêu trị tiêu chảy trẻ em do rối loạn tiêu hóa hiệu quả tốt.
Muối, hành, gừng, tỏi, nước tương, dầu mè, bột nêm với mỗi thứ vừa đủ.
Hồ tiêu đập dập, hành cắt đoạn, gừng băm, nhét vào bao tử heo đã rửa sạch, cho ít nước vào bao tử heo, dùng tăm khâu kín. Bao tử heo đặt vào nồi đất, thêm nước, sau khi dùng lửa nhỏ ninh đến chín nhừ, cắt lát. Nước tương, tỏi băm, bột nêm, muối, dấm, dầu mè cùng cho vào chén nhỏ làm xốt, chấm ăn với bao tử heo. Có thể dùng bột tiêu thay thế (hạt tiêu).
Mặn thơm hơi cay. Có tác dụng ôn trung tán hàn, kiện tỳ bổ hư, khai vị.
Thích hợp dùng cho người tỳ vị hư hàn, cơ thể suy nhược, chán ăn. Bao tử heo chứa nhiều cholesterol, người bệnh mạch vành, cao mỡ máu, cao huyết áp dùng thận trọng. Hồ tiêu dùng ít giúp kiện vị, trừ khí tích trong ruột, dùng nhiều sẽ kích thích niêm mạc dạ dày thấy rõ, có thể gây ra chứng sung huyết, nên không dùng nhiều.
Bánh sơn tra
Sơn tra (táo mèo 400g): tính hơi ấm, vị ngọt, chua. Công năng tiêu thực hóa tích, tán ứ. Có chứa crataegolic acid, tartaric acid, vitamin C, tannin, quercetin… Nghiên cứu hiện đại cho thấy, sơn tra có tác dụng tăng tiết dịch tiêu hóa, trợ tiêu hóa và giảm mỡ máu nhẹ. Nước sắc sơn tra có tác dụng ức chế trực khuẩn lỵ, trực khuẩn mủ xanh và E. coli.
Đường cát trắng (300g): tính bình, vị ngọt. Công năng bổ trung noãn cấp, nhuận phế sinh tân. Chủ yếu chứa đường saccharose.
Chế biến: sơn tra rửa sạch, bọc trong vải, cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, dùng lửa nhỏ ninh 20 phút, lấy nước, lại thêm nước để ninh, lấy 3 nước. Lấy 3 lần nước cốt nêu trên cùng cho vào trong nồi, khi nấu đến cô đặc, thêm đường cát trắng khuấy đều. Tiếp tục dùng lửa nhỏ ninh đến khi nước sơn tra ngã màu trong suốt, tức thành bánh sơn tra. Bánh sơn tra cắt lát nhỏ thì dùng.
Tác dụng: vị ngon khoái khẩu. Có tác dụng tuyên phế khu đàm.
Cách dùng: thích hợp dùng cho người thực tích tiêu hóa kém, chán ăn. Người bệnh viêm loét dạ dày dùng thận trọng. Người bị táo bón, trĩ không nên dùng. Người bệnh tiểu đường kiêng dùng.
Trà sơn tra - quả óc chó
Quả óc chó (hạch đào nhân 100g): tính ấm, vị ngọt. Công năng bổ khí dưỡng huyết, ôn thận cố tinh, nhuận trường thông tiện. Có chứa lipid, protid, carbohydrate, vitamin B2, beta-carotene, vitamin E và Ca, P, Fe… Nghiên cứu hiện đại cho thấy quả óc chó có công hiệu chống lão hóa, bổ não.
Sơn tra (50g): tính hơi ấm, vị ngọt, chua. Công năng tiêu thực hóa tích, tán ứ.
Đường cát trắng (150g): tính bình, vị ngọt. Công năng bổ trung noãn cấp, nhuận phế sinh tân. Chủ yếu chứa đường saccharose.
Chế biến: sơn tra rửa sạch, sau khi bổ ra cho vào nồi, đổ nước vừa đủ, dùng lửa vừa ninh ra nước cốt, bỏ bã, lấy 1 lít nước. Quả óc chó sau khi ngâm nước nửa giờ, vớt ra. Thêm ít nước, dùng máy xay nhuyễn, càng nhuyễn càng tốt, chứa trong thau, thêm ít nước khuấy đều, sử dụng sau. Nước cốt sơn tra, quả óc chó nhuyễn cùng cho vào nồi, thêm đường trắng khuấy đều, đun cho sôi, múc ra thì hoàn tất.
Khẩu vị thanh thơm, chua ngọt vừa miệng. Có tác dụng bổ khí kiện tỳ, ôn trung hóa tích.
Thích hợp dùng cho người rối loạn tiêu hóa, thực tích không tiêu, chán ăn. Không nên dùng chung với trà đậm. Người bệnh đái tháo đường kiêng dùng.
Cháo nếp cá trích
Cá trích (250g): tính ấm, vị ngọt. Công năng ích khí kiện tỳ, lợi thủy tiêu thũng, thông lạc hạ nhũ (tạo sữa). Có chứa protid, Ca, P, Fe, vitamin B1…
Cá trích
Nếp (50g): tính ấm, vị ngọt. Công năng ôn trung kiện tỳ, bổ ích phế khí. Có chứa carbohydrate, protid, lipid, Ca, P, Fe và chất xơ…
Gừng tươi, táo đỏ
Cá trích bỏ vảy và nội tạng trụng trong nước sôi, sau 3 phút vớt ra, sử dụng sau. Nồi nước đun sôi, thêm cá trích, nếp, gừng tươi, đại táo nấu chung, ninh thành cháo thì dùng. Cá trích thuộc loại cá nước ngọt, làm canh, làm cháo tạo vị ngon, loại thịt rất tốt cho hai mùa đông và mùa xuân. Nếp có nhiều chất dính, ít nở, khó tiêu hóa, nên không dùng nhiều. Thêm gừng tươi, đại táo vừa khử mùi tanh của cá, vừa tăng công hiệu ích khí kiện tỳ.
Tác dụng: ngon bùi khoái khẩu. Có công hiệu hòa trung bổ hư, ấm tỳ chỉ tả.
Thích hợp dùng cho chứng tỳ vị hư hàn gây ra chán ăn, gầy ốm, mất sức, tiêu chảy… Người ẩm thực tích trệ, rối loạn tiêu hóa dùng thận trọng. Người bệnh cảm dùng thận trọng.
Canh đu đủ nấu dấm
Đu đủ (400g): tính ấm, vị chua chát. Công năng hòa vị hóa thấp, thư cân hoạt lạc. Có chứa saponin, flavonoid, tannin, vitamin C, acid malic, acid tartaric, acid citric… Chứa nhiều beta-carotene và K, Na, Ca, P...
Gừng tươi (20g): tính ấm, vị cay. Công năng phát biểu tán hàn (vã mồ hôi, chống lạnh), tiêu đàm hạ khí, ôn trung cầm nôn, giải độc cá cua. Có chứa zingiberol, zingiberene, gingerol, camphene… Nghiên cứu cho thấy gừng tươi làm tăng tuần hoàn máu, thúc đẩy bài tiết dịch vị và nhu động ruột, cũng như trợ tiêu hóa.
Dấm gạo (30g): tính ấm, vị chua, đắng. Công năng hoạt huyết hóa ứ, cầm máu, giải độc, giảm đau. Có chứa acid oxalic, acid succinic, acid acetic, acid lactic, acid malonic, carbohydrate, acid amin, vitamin, khoáng tố. Nghiên cứu dược lý hiện đại cho thấy, giấm thúc đẩy tiêu hóa hấp thu, có tác dụng tiêu diệt đối với tụ cầu, E. coli, trực khuẩn lỵ.
Đu đủ rửa sạch cắt lát, gừng tươi gọt vỏ cắt lát dầy. Tất cả nguyên liệu cùng cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ. Đun khoảng 20 phút, thêm giấm gạo thì hoàn tất.
Thanh nhạt, chua cay khoái khẩu. Có tác dụng kiện tỳ khai vị, ôn trung cầm nôn, thư cân hoạt lạc.
Thích hợp dùng cho căng đau dạ dày do tỳ vị hư hàn, người đau bụng tiêu chảy. Người bệnh loét dạ dày dùng thận trọng.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]