Ngoại trừ nguyên nhân táo bón thường gây tâm lý lo lắng với các biểu hiện dữ dội ngay như chảy máu thành tia, giọt khi đi cầu, đau rát nhiều và búi trĩ thường xuất hiện sớm, các trường hợp còn lại, bệnh nhân mắc bệnh trĩ thường đi khám và điều trị rất muộn sau nhiều năm. Bệnh tuy có ảnh hưởng tới cuộc sống nhưng không nặng nề nên bệnh nhân thường bỏ qua. Nguyên nhân là do tâm lý e ngại vì bệnh ở vùng kín đáo nên nhiều người thường ngại ngùng nhất là phụ nữ.
Ngoài ra, một số người còn có tâm lý chủ quan. Ban đầu, bệnh thường có những biểu hiện không thường xuyên như dính ít máu tươi ở giấy vệ sinh, đau rát ngứa sau khi đi cầu, đại tiện khó. Các hiện tượng này thường thoảng qua, ít gây khó chịu nên rất hay bị bỏ qua.
Khi bị bệnh thông thường bác sĩ chỉ định phẫu thuật, cắt bỏ búi trĩ nhưng đó chỉ giải quyết được phần ngọn. Sau một thời gian bệnh lại tái phát.
Em đã từng phải khổ sở vì bị trĩ hành hạ, đứng ngồi không yên, do công việc của em phải ngồi một chỗ. Vậy mà em đã chịu đựng suốt một thời gian, dành dụm được chút tiền đi phẫu thuật cắt búi trĩ. Được một thời gian bệnh lại tái phát. Nản chí em chuyển qua dùng thuốc nam của bệnh viện Y học cổ truyền. Với liều trình 1 tháng điều trị, không cần phải uống thuốc hay phẫu thuật thì em đã hết hẳn. Không còn cảm giác khó chịu mỗi khi đứng hay ngồi nữa.
Bài thuốc Nam này chúng ta hoàn toàn có thể tự tìm và điều trị bởi toàn bộ các thành phần đều là những dược liệu rất quen thuộc. Thậm chí chúng còn có mặt trong bữa ăn hàng ngày.
Nguyên liệu:
Lá ngải cứu, lá sung một nắm.
Lá lốt, lá cúc tần, một nắm.
Một củ nghệ, rửa sạch, tán nhỏ.
Một chén con nước bồ kết đặc.
Cách làm:
Các thứ lá rửa sạch, thái nhỏ, cùng với củ nghệ đã tán nhỏ cho vào nồi, đổ 8 cốc nước, đun sôi thì cho chén nước bồ kết đặc vào, đậy vung kín, đun nhỏ lửa chừng 10 phút, Việc điều trị kéo dài 7 đến 10 ngày có khi 2-3 tháng nếu bệnh nặng.
Cách dùng:
Đem đổ cả nước và bã vào bô rồi ngồi lên bô để xông cho hơi vào hậu môn từ 15 đến 20 phút. Khi nước đã nguội bớt, sờ thấy còn nóng già đổ tất cả ra chậu, vun bã vào rồi ngồi đặt hậu môn lên khoảng 15 phút nữa. Sau đó dùng khăn mềm lau nhẹ cho khô rồi đi nằm nghỉ.
Lưu ý: Tuyệt đối không dùng bã thuốc chà sát hậu môn, tránh gây tổn thương và viêm nhiễm. Tuyệt đối kiêng ăn thịt chó, uống rượu và hạn chế dùng đồ cay nóng.
Bạn có thể phát hiện sớm bệnh trĩ dựa vào các biểu hiện sau:
- Chảy máu: Lúc đầu, máu chảy rất kín đáo, tình cờ, bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ. Về sau, mỗi khi đi cầu, bệnh nhân phải rặn nhiều do táo bón, máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn, cứ mỗi lần đi cầu, đi đứng nhiều hoặc ngồi xổm thì máu lại chảy. Có khi máu chảy rất nhiều khiến bệnh nhân phải vào cấp cứu. Đôi khi, máu từ búi trĩ chảy ra đông lại trong lòng trực tràng gây đi cầu ra máu cục.
- Sa trĩ: đây cũng là triệu chứng thường gặp. Nếu trĩ sa độ 1, 2 thì không gây phiền hà nhiều. Nếu trĩ sa độ 3, bệnh nhân rất khó chịu khi đi cầu, đi đứng nhiều, làm việc nặng. Nếu trĩ sa đến độ 4, bệnh nhân thường xuyên khó chịu.
- Các triệu chứng khác: Búi trĩ có thể không đau, hay bệnh nhân chỉ thấy cộm, vướng nhưng cũng có thể gây đau thực sự và thường xảy ra khi: tắc mạch, sa trĩ nghẹt, nứt kẽ hậu môn; bệnh nhân có cổ áp xe đi kèm, gây đau, chảy dịch nhầy ở hậu môn, sa trĩ nặng, hoặc ngứa hậu môn và quanh hậu môn do viêm da bởi các chất dịch nhầy.
Ngoài ra, những người có nguy cơ cao, phải chú ý đến các triệu chứng mới xuất hiện của bệnh để có biện pháp phòng và điều trị kịp thời. Bởi, bệnh trĩ càng nặng, thời gian điều trị càng lâu, nhiều biến chứng, phương pháp điều trị càng phức tạp và dễ tái phát.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]