1. Không dùng thức ăn lạnh
Theo các bác sĩ chuyên khoa hô hấp, bệnh cảm lạnh và ho bình thường có thể xuất phát từ việc dùng những thức ăn lạnh như kem hay đồ uống có đá lạnh. Hiện nay, các bác sĩ vẫn chưa có bằng chứng khoa học giải thích tại sao thức ăn lạnh lại gây ra và làm cho các cơn trở nên trầm trọng hơn, nhưng các bệnh nhân đang bị ho vẫn thường được khuyên nên tránh xa các món ăn lạnh.
Một trong những lời giải thích thuyết phục nhất cho vấn đề này là các loại đồ uống và thức ăn lạnh làm khô lớp thành của hệ thống ống hô hấp, khiến chúng trở nên nhạy cảm hơn với tình trạng viêm nhiễm và gây ra phản ứng ho do bị kích ứng.
2. Không ăn quá nhiều vào ban đêm
Một bữa tối no nê hoặc tiêu thụ quá nhiều thức ăn vào ban đêm có thể gây ra cơn ho cho những người đang bị chứng trào ngược dạ dày thực quản. Lượng dịch vị trong dạ dày sẽ chảy ngược về ống thực quản, gây ra cảm giác kích ứng cho lớp thành bên trong của ống thực quản, khiến người bệnh bị ho.
Vì vậy, cách tốt nhất để phòng ngừa các cơn ho là bạn nên ăn tối sớm và cố gắng duy trì khoảng thời gian từ bữa tối đến giờ đi ngủ tối thiểu là 2h.
3. Không nằm thẳng khi ngủ
Tư thế ngủ cũng có vai trò quan trọng trong việc gây ra các cơn ho vào ban đêm, đặc biệt là khi bạn đang có đờm. Khi nằm ngủ, tất cả phần dịch và nước nhầy tích tụ trong ngày sẽ chảy xuống họng gây kích thích. Do đó, nếu đang mắc bệnh, nằm nghiêng một bên là tư thế ngủ phù hợp nhất để hạn chế những cơn ho vào ban đêm.
4. Không ăn các món chiên hoặc chứa nhiều dầu mỡ
Những món chiên chính là một trong những nguyên nhân gây ho khá phổ biến. Các món được chiên trong dầu nóng sẽ làm sinh ra một hợp chất có tên là acrolein. Chúng hoạt động như một tác nhân gây dị ứng, làm thúc đẩy cảm giác muốn ho và còn gây ngứa rát ở họng.
5. Không hút thuốc lá
Hút thuốc lá là một trong những nguyên nhân gây ho ở những người đang bị bệnh viêm phế quản. Không chỉ gây kích ứng lớp niêm mạc ở thành cổ họng, hút thuốc còn làm trì hoãn quá trình phục hồi của bệnh và làm tăng nguy cơ ung thư. Thậm chí, việc ngửi khói thuốc (hút thuốc lá thụ động) cũng nguy hiểm tương tự.
6. Không dùng những loại đồ uống có chứa caffeine
Những người bị ho do bệnh trào ngược dạ dày thực quản hay chứng dư axit trong dạ dày nên tránh tiêu thụ những loại đồ uống có chứa caffeine trong giai đoạn bị bệnh. Mặc dù nhóm đồ uống này có tác dụng dịu cơn ho tạm thời nhưng thực chất, chúng lại khiến các cơ vòng ở thực quản bị giãn nở rộng, làm lượng axit từ dạ dày trào ngược lên thực quản nhiều hơn.
7. Không làm việc quá sức
Mặc dù ho không phải là bệnh quá nặng và buộc bạn phải nghỉ, nhưng điều này cũng không có nghĩa là bạn vẫn tiếp tục làm việc với cường độ cao. Ho là dấu hiệu cho thấy cơ thể đang có những bất ổn, bạn cần có chế độ làm việc và nghỉ ngơi hợp lý để hệ thống miễn dịch có đủ thời gian phục hồi và khỏe khoắn trở lại. Như vậy, cơ hội khỏi bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]