Tác dụng của quất hồng bì đối với sức khỏe
Quất hồng bì, còn gọi là kim quất, thuộc họ cam, quýt, được trồng nhiều ở miền Bắc. Từ tháng 12 đến tháng 1 là quất hồng bì vào mùa sai quả, những trái quất hồng bì vàng ươm, quả không mọng nước như cam hay quýt nhưng có vị chua ngọt rất đặc biệt. Vị ngọt của quất hồng bì không gắt mà dễ chịu, ăn như trái cây hoặc dùng để chế biến món ăn đều ngon. Vỏ quất hồng bì giàu vitamin và chất xơ, dùng cả vỏ sẽ rất tốt cho cơ thể.
Tất cả các bộ phận của cây quất hồng bì đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
Trong Đông y, quất hồng bì còn được dùng như vị thuốc, chữa nhiều chứng viêm họng, khó tiêu, cảm sốt rất hiệu quả. Quất hồng bì dùng làm ô mai rất ngon, có vị ngọt hơi chua và chát, cắn vào vẫn cảm thấy cái ram ráp của vỏ quất, cái ấm áp của hương quất hồng bì lan toả khắp người. Nhất là trong tiết trời se lạnh, ăn một miếng quất hồng bì xào thấy ấm áp cả lòng.
Tất cả các bộ phận của cây quất hồng bì đều có thể sử dụng làm thuốc chữa bệnh.
- Lá có vị đắng và cay, tính bình hơi ấm; Có tác dụng giải cảm, hạ sốt, long đờm và giảm ho. Dùng chữa cảm mạo, sốt, sốt rét, ho. Dân gian thường dùng để nấu nước gội đầu, cho sạch gầu và mượt tóc. Liều dùng hàng ngày 20-40g.
- Quả có vị ngọt và chua, tính bình hơi ấm. Có tác dụng chống ho, long đờm, kích thích tiêu hóa, cầm nôn. Dùng chữa tiêu hóa kém, buồn nôn, ho, ho gà. Liều dùng hàng ngày 6-10g quả khô.
- Hạt và rễ có vị đắng, cay, the, tính ấm. Có tác dụng giảm đau, xúc tiến tiêu hóa, dùng chữa đau dạ dày, đau vùng thượng vị, đau bụng co thắt. Hạt còn chữa rắn cắn.
- Rễ còn dùng chữa cảm mạo, thấp khớp, dùng cho phụ nữ sau khi đẻ. Liều dùng hàng ngày: hạt 6-10g; rễ 10-20g.
- Chữa ho do ngoại cảm (ho gió): Dùng vài quả hồng bì (khoảng 20-30g), bổ đôi, hấp với đường, chia ra ăn trong ngày. Giải cảm, hạ sốt: Lá quất hồng bì tươi 30g, rửa sạch, phơi khô, sắc uống cho ra mồ hôi.
- Để kích thích tiêu hóa và phòng bệnh cho phụ nữ sau đẻ: Lấy vỏ thân hoặc rễ cây quất hồng bì 30g, rễ sử quân 20g, quả khế chua 20g. Các vị sao vàng, sắc đặc, chia uống nhiều lần trong ngày. Có thể dùng trong nhiều ngày liền.
Cách ngâm quất hồng bì
Nguyên liệu:
- 1kg quất hồng bì
- 1kg đường phèn
Những trái quất hồng bì vàng ươm, quả không mọng nước như cam hay quýt nhưng có vị chua ngọt rất đặc biệt.
Cách làm:
1. Rửa quất hồng bì với nước đun sôi để nguội, rồi đợi ráo nước.
2. Dùng kéo cắt cuống hồng bì. Chú ý không nên dùng tay bứt vì sẽ làm nát quả
3. Cho quất hồng bì vào lọ, phủ đường phèn lên. Buộc nút chặt lọ
4. Để ngâm trong vòng 3 tháng, lớp đường phèn tan đi ta sẽ có một hũ quất hồng bì ngọt thanh thơm mát
Lưu ý: Nhớ rửa hồng bì bằng nước đun sôi để nguội và khi ngâm, cho lớp đường phèn lên trên. Lớp đường ở trên sẽ giữ chặt hồng bì, không cho hỗn hợp nổi váng sau ngâm.
Món nước quất hồng bì ngâm, thơm nức mũi và rất dễ làm.
Cách 2
Nguyên liệu:
- Quất hồng bì 1kg
- Đường 1kg
Đây là một bài thước chữa ho hiệu quả cho trẻ.
Cách làm:
- Quất hồng bì mua về, dùng kéo, cắt sát cuống. (Chú ý là cắt chứ không được bứt)
- Đem rửa sạch 2 lần với bước lã và một lần với nước đun sôi để nguội rồi đem phơi cho quất hồng bì ráo nước.
- Cho quất và đường vào một cái lọ to. Ba tháng sau mở ra là có nước quất hồng bì ngâm dùng được.
Chú ý: Để không nổi váng. Cho 3 lạng quất hồng bì vào lọ trước rồi đổ 3 lạng đường vào. Đổ tiếp lượng quất hồng bì còn lại vào rồi đổ 7 lạng đường lên trên. Lớp đường nặng ở trên sẽ đè quất hồng bì xuống không cho chúng nổi váng.
Ngâm khoảng 1 năm thì sẽ có nước quất hồng bì thơm ngon hơn.
Tốt nhất là ngâm khoảng 1 năm thì sẽ có nước thơm ngon hơn.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]