Search
Thứ 4, 29/10/2014, 13:32 PM

3 bệnh không nên sử dụng thuốc kháng sinh

Dân gian có câu “Đói ăn rau, đau uống thuốc”. Nhiều người có thói quen uống thuốc ngay khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe. Đặc biệt là tình trạng lạm dụng thuốc kháng sinh hiện nay đang ngày càng phổ biến. Hệ quả là thuốc chẳng những không trị được bệnh mà còn tăng sức công phá của vi khuẩn gây nên các bệnh khác.

Khi bị ốm, phương pháp khắc phục đầu tiên bạn thường nghĩ tới là thuốc kháng sinh. Tuy nhiên trên thực tế, với một số bệnh thì thuốc kháng sinh không phải là giải pháp tốt nhất. Những loại thuốc này chống lại vi khuẩn, vì vậy nếu nguyên nhân gây bệnh không phải là vi khuẩn thì việc dùng thuốc kháng sinh sẽ vô tác dụng hoặc gây hại. Điển hình là 3 căn bệnh dưới đây:

Đau họng

Khi bị đau họng, bạn có thể nghĩ do khuẩn liên cầu streptococcus nhưng nguyên nhân này là khá hiếm gặp ở người lớn, chỉ chiếm khoảng 10% trường hợp. Vì vậy 60% người đến khám được bác sĩ kê đơn kháng sinh là không cần thiết.

Đau họng do vi khuẩn streptococcus có biểu hiện là đau họng, sốt và sưng hạch ở cổ, cũng có thể đi kèm với viêm amiđan có mủ. Đau họng gây ra bởi virus - chiếm phần lớn các trường hợp - có biểu hiện nhẹ hơn như chảy nước mũi, ho và có thể đau cơ. Đó là mấu chốt của vấn đề: Vi khuẩn là các vi sinh vật đơn bào có thể bị kháng sinh tiêu diệt. Mặt khác, các thuốc kháng sinh không có hiệu quả chống lại virus. Điều trị nhiễm trùng do virus với những thuốc kháng sinh sẽ không giúp ích cho bạn.

Nếu các triệu chứng của bạn chỉ rõ nguyên nhân là do vi khuẩn, bạn có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm khuẩn liên cầu nhanh. Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể chẩn đoán khuẩn liên cầu chỉ dựa trên triệu chứng. Tuy nhiên, để chắc chắn bạn vẫn nên làm xét nghiệm.

Phương pháp điều trị truyền thống có hiệu quả nhất với đau họng do khuẩn liên cầu, penicillin là kháng sinh được lựa chọn. Sự lựa chọn mới hơn là azithromycin, còn được gọi là Zpaks có vẻ như không hiệu quả bằng. Z-paks tiêu diệt phổ rộng vi khuẩn vì vậy nó có thể tiêu diệt cả vi khuẩn tốt lẫn vi khuẩn gây đau họng.

Điều trị đau họng do virus, hãy nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều chất lỏng và ibuprofen để giảm đau. Thông thường, chúng ta mất khoảng 5, 6 ngày để khỏi đau họng do virus. Trong thời gian đó, bạn nên hạn chế tiếp xúc với người khác để tránh lây bệnh cho họ.

Viêm phế quản cấp

Ho khan, buồn nôn có thể không phải là lý do để bạn dùng kháng sinh, thậm chí nếu bạn đang có rất nhiều đờm, thường là do viêm phế quản cấp.

Khi bị ho ra đờm xanh hoặc vàng, bạn thường lo lắng nhưng đó chính là cách cơ thể làm sạch nhiễm trùng do virus. Nhiễm trùng do vius nghĩa là kháng sinh không có tác dụng. Không nên kê đơn kháng sinh trong trường hợp này, nhưng một nghiên cứu chỉ ra rằng có tới 71% những người bị viêm phế quản cấp được kê kháng sinh.

Điều này có thể do bác sĩ sợ bỏ sót trường hợp viêm phổi với một số dấu hiệu tương tự với viêm phế quản nhưng nguyên nhân có thể là do vi khuẩn. Cả hai bệnh này đều có thể có ho nhiều nhưng viêm phế quản thường đi kèm đau họng nhẹ hoặc sổ mũi. Mặt khác, viêm phổi ngoài triệu chứng ho thường có sốt cao hơn, thở ngắn và đau ngực.

Tình trạng ho có thể kéo dài tới 3 tuần với viêm phế quản, bạn thường sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn từ ngày thứ 4, 5. Nếu vẫn thấy tồi tệ, bạn nên đi khám. Bác sĩ sẽ nghe phổi để loại trừ viêm phổi. Nếu có bất thường hoặc nếu bạn bị sốt hay mạch đập nhanh, bác sĩ sẽ chỉ định chụp X-quang ngực để chẩn đoán viêm phổi.

Nếu kết quả cho thấy bạn bị viêm phổi, các thuốc kháng sinh sẽ được kê để điều trị. Nhưng nếu chỉ là viêm phế quản, bạn chỉ cần nghỉ ngơi nhiều, uống nhiều nước, dùng thuốc giảm ho đặc biệt là vào buổi tối.

Viêm mũi xoang

Hàng năm, cứ 7 người lớn thì có một người bị nghẹt mũi và bị đau vùng mặt, biểu hiện của viêm mũi hoặc viêm mũi xoang. Trong phần lớn các trường hợp, bệnh này là do virus chứ không phải vi khuẩn. Tới 83% người bệnh được kê kháng sinh.

Nếu bị viêm mũi xoang có sổ mũi, bạn có thể điều trị tại nhà. Thử dùng ibuprofen hoặc acetaminophen để giảm sốt và đau, thuốc làm thông mũi. Bạn cũng có thể dùng thuốc xịt mũi trong 5 ngày.

Có 3 trường hợp có thể được chỉ định dùng thuốc kháng sinh, gồm có các triệu chứng nghiêm trọng như sốt cao và đau xoang mũi, đau ngay từ khi bắt đầu; các triệu chứng kéo dài trên 10 ngày hoặc các triệu chứng ngày càng tồi tệ. Trong những trường hợp này bạn nên đến khám bác sĩ. Bác sĩ có thể sẽ kê Augmentin, một loại kết hợp giữa amoxiclillin và acid clavulanic, cho phép kháng sinh hoạt động hiệu quả hơn.

Khuyến cáo đối với bệnh nhân khi sử dụng thuốc kháng sinh

- Không nên tự ý sử dụng kháng sinh: Hiện nay rất nhiều người tự mua thuốc để điều trị cho dù chưa biết bị bệnh gì, nghĩa là cứ thấy ho, hắt hơi, sổ mũi hoặc hơi sốt là mua kháng sinh về dùng (thậm chí, các bậc cha mẹ cũng tự ý mua thuốc về cho con uống). Hậu quả là nhiều người bệnh đã bị uống kháng sinh “oan”. Muốn biết có nên dùng kháng sinh hay không, nhất thiết phải có ý kiến của bác sĩ.

- Nên sử dụng kháng sinh theo sự chỉ định của bác sĩ điều trị: Khi bác sĩ đã tìm ra nguyên nhân và chẩn đoán chắc chắn có mắc bệnh nhiễm khuẩn thì lúc đó bác sĩ sẽ chỉ định cụ thể dùng thuốc kháng sinh gì, liều lượng mỗi ngày dùng bao nhiêu là đủ, cần uống thuốc trong bao lâu và đường dùng thuốc bằng cách nào (uống, tiêm...). Khi đã có đơn thuốc, cần tuân thủ đúng chỉ định, tuyệt đối không tự ý đổi tên thuốc.

- Không nên dùng lại kháng sinh đã dùng còn thừa: Đây cũng là thói quen thường thấy của khá nhiều người bệnh, thấy rằng trước đây mình được bác sĩ kê đơn thuốc này có hiệu quả, nay có biểu hiện giống lần trước là mang ra sử dụng.

- Dùng đúng loại kháng sinh và dùng đủ liều: Không nên dùng kháng sinh mạnh hoặc kháng sinh phổ rộng khi không cần thiết. Bởi với một loại nhiễm khuẩn nhẹ mà dùng ngay kháng sinh mạnh và phổ rộng sẽ gây hại. Nhưng dù là uống loại kháng sinh nào cũng cần uống đủ liều và đủ ngày bởi dùng kháng sinh không đúng liều cũng khiến vi khuẩn kháng thuốc. Chẳng hạn, theo chỉ định phải uống đủ 5-10 ngày nhưng người bệnh uống vài ngày vừa thấy đỡ đã ngưng, họ không biết lượng thuốc đã uống chỉ có thể tiêu diệt một số vi khuẩn chứ không đủ để diệt hết, kết quả là những vi khuẩn còn sống sót trở nên đề kháng và có thể lây sang người khác.

- Không nên chỉ người khác sử dụng kháng sinh khi thấy bệnh na ná giống mình.

Theo Zingnews


 

Mẹ và bé

Vitadairy là công ty sữa duy nhất vào top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất việt nam 2024
Ngày 24-04 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam được Vinh danh trong top 10 Doanh...
 
Công bố sản phẩm mới Varna Colostrum dưới sự hợp tác giữa Viện Nghiên cứu Dinh dưỡng Nutifood Thuỵ Điển (NNRIS) và Công ty Sterling Technology (Mỹ)
Nutifood Thụy Điển công bố ra mắt sản phẩm Varna Colostrum được đặc chế phù hợp cho thể trạng người...
 
Có nên giữ trẻ vô khuẩn?
Sống trong một thế giới nhiều vi khuẩn và ô nhiễm hiện nay khiến nhiều bố mẹ lo lắng không...
 
Vì sao cần bổ sung vitamin hợp lý cho trẻ em?
Vitamin và khoáng chất giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ và thể lực của...

Sức khỏe sinh sản

Thói quen xấu
Sau một nghiên cứu mới của Trường Công nghệ Y học ở Haifa, Israel, thì có vẻ như nam giới...
 
Bài thuốc giúp lấy lại bản lĩnh phái mạnh
Yếu sinh lý ở nam giới là tình trạng “cậu nhỏ” không có khả năng cương cứng hoặc không duy...
 
5 dấu hiệu nhận biết yếu sinh lý ở nam giới
Yếu sinh lí là nỗi lo của nhiều đấng mày râu trong đời sống tình dục, nó làm cho chàng...
 
Những thói quen khiến “cậu nhỏ” đuối dần
Ngoài nguyên nhân do tuổi tác, tâm lý, bệnh tật thì có những thói quen hàng ngày tưởng như vô...
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
 
3 tuổi hạn cực xấu năm Giáp Thìn 2024, 1 tuổi đại nạn đề phòng mất cả cơ ngơi
Bước sang năm 2024, có 3 tuổi này rất đen đủi, cần thận tiền bạc thất thoát.
 
5 Cách giúp Thu hút Tài Lộc và Thành Công trong cuộc sống
Rất nhiều người đang tìm kiếm những cách để tạo ra sự thịnh vượng và may mắn trong cuộc sống...
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng

Bí quyết sống khỏe

Wellness Expo 2023 – Sự kiện truyền cảm hứng sống khỏe trong cộng đồng
Với thông điệp “Hành trình sống khỏe”, triển lãm Wellness Expo 2023 không chỉ là một triển lãm thương mại...
 
InterContinental Danang giới thiệu chuỗi trải nghiệm chăm sóc sức  khỏe toàn diện
Hành trình chăm sóc sức khỏe diễn ra trong một ngày của khu nghỉ dưỡng 5 sao tại Đà Nẵng...
 
Ung thư máu không phải là dấu chấm hết
Mặc dù là ung thư, nhưng ung thư máu là một trong những bệnh ung thư có thể chữa khỏi,...
 
Phòng khám Đa khoa Hữu Thọ - Nơi bạn đặt niềm tin để bảo vệ sức khỏe
Phòng Khám Đa Khoa Hữu Thọ là một trong số ít những phòng khám hội tụ đầy đủ các yếu...

Sức khỏe

Bác sĩ ung bướu Nhật Bản tiết lộ 10 món mà
Bác sĩ ung bướu Nhật Bản tiết lộ 10 món mà "tế bào ung thư sợ nhất": Món nào người...
 
Vitadairy là công ty sữa duy nhất vào top 10 doanh nghiệp tăng trưởng nhanh nhất việt nam 2024
Ngày 24-04 tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Sữa VitaDairy Việt Nam được Vinh danh trong top 10 Doanh...
 
Khai mạc triển lãm quốc tế về sản phẩm chăm sóc sức khỏe và phong cách sống năm 2023 tại Việt Nam ( Wellness Expo 2023 )
Hà Nội, ngày 16/11/2023 – Wellness Expo 2023 đã chính thức mở cửa đón khách tham quan. Với chủ đề...
 
Wellness Expo 2023 – Sự kiện truyền cảm hứng sống khỏe trong cộng đồng
Với thông điệp “Hành trình sống khỏe”, triển lãm Wellness Expo 2023 không chỉ là một triển lãm thương mại...
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

3.32330 sec| 1983.266 kb