Các nghiên cứu khoa học đã cho thấy, trong nước mía có chứa thành phần dinh dưỡng cao gồm chất đường, đạm, tinh bột, chất béo, khoáng chất, vitamin, axít hữu cơ… Đây là những dưỡng chất có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm lạnh, đau họng và cúm.
Theo Đông y, mía vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, nhuận táo, giáng khí. Dùng trong trường hợp ho khan ít đàm, kể cả chứng ho ra máu; còn dùng trong các chứng mất dịch vị do vị nhiệt, lưỡi đỏ rêu ít, miệng khô khát; cũng có thể dùng cho người nôn ọe nhiều lần, miệng khô buồn bực, đại tiện táo kết và người bị ngộ độc do rượu. Thực nghiệm cho thấy, mía chứa nhiều loại đường, có tác dụng ức chế các khối u ác tính.
1. Chống mệt mỏi
Lượng đường glucose dồi dào trong nước mía giúp bổ sung nước, cung cấp năng lượng để cơ thể bớt mệt mỏi trước sự tấn công của nắng nóng.
Đây là dưỡng chất cần thiết để tạo năng lượng cho cơ bắp hoạt động tốt hơn. Do đó, các vận động viên thể thao và những ai làm công việc nặng nhọc nên uống nước mía để bổ sung năng lượng kịp thời cho các hoạt động của mình.
2. Phục hồi nhanh chóng sau sốt
Nước mía còn có tác dụng tốt trong việc ngăn ngừa và điều trị bệnh cảm sốt vì nó cung cấp protein cho cơ thể. Nếu thiếu hụt protein sẽ gây rối loạn hoạt động của các cơ quan trong cơ thể do bệnh cảm sốt gây ra. Các dưỡng chất trong nước mía sẽ giúp cơ thể giải nhiệt, làm hạ sốt và phục hồi sức khỏe cho bệnh nhân một cách hiệu quả.
3. Ngăn chặn sự phát triển của bệnh tiểu đường
Mặc dù có vị ngọt do lượng đường cao, nhưng nước mía chứa lượng đường tự nhiên có chỉ số làm tăng đường huyết thấp. Nhờ đó, góp phần ngăn chặn sự gia tăng quá nhanh của mức glucose trong máu. Tuy nhiên, người bị tiểu đường tuýp 2 chỉ nên uống nước mía ở mức vừa phải, sau khi đã hỏi ý kiến của bác sĩ điều trị.
4. Bảo vệ thận
Nhờ khả năng làm tăng mức protein trong cơ thể, nước mía rất tốt cho thận. Chỉ cần hòa nước mía với nước dừa và một ít nước chanh thì bạn đã có thức uống với công dụng lợi tiểu, làm giảm cảm giác bỏng rát khi đi tiểu. Đây là triệu chứng phổ biến của nhiễm trùng đường niệu, các bệnh lây qua đường tình dục, sỏi thận.
5. Hỗ trợ tiêu hóa
Sự hiện diện của kali trong nước mía giúp hệ tiêu hóa luôn hoạt động tốt, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm ở dạ dày và được xem như một loại thuốc chữa trị táo bón hiệu nghiệm.
6. Ngăn ngừa ung thư
Nước mía là thực phẩm có tính kiềm do chứa hàm lượng các khoáng chất như canxi, magiê, kali, sắt và mangan cao. Những căn bệnh như ung thư không thể phát triển trong môi trường có tính kiềm. Đây cũng chính là lý do giải thích tại sao các kết quả nghiên cứu đều cho thấy thức uống này có tác dụng ngăn ngừa ung thư hiệu quả, đặc biệt là bệnh ung thư tuyến tiền liệt và ung thư vú.
7. Chống sâu răng
Nhiều kết quả nghiên cứu cho thấy nước mía có công dụng phòng chống sâu răng và hạn chế tình trạng hôi miệng do chứa hàm lượng khoáng chất cao.
8. Miệng lở do nhiệt, chán ăn
Nếu miệng lưỡi khô, lở do nhiệt gây ra hiện tượng chán ăn, táo bón thì nước mía sẽ giúp bạn xử lý hiện tượng này. Sử dụng 250g mía, 30g rễ tranh, nấu nước uống thay trà, dùng nhiều lần trong ngày.
9. Tốt cho mẹ bầu
Hàng ngày uống một ly nước mía trộn với một ít gừng tươi sẽ giúp mẹ bầu hạn chế được tình trạng nôn do thai nghén.
Ngoài ra nếu mẹ bầu bị phù nhẹ do thai nghén thì cũng có thể nấu 500g mía uống thay trà hàng ngày.
10. Tốt cho bệnh tiêu hóa và vàng da
Đối với các bệnh về đường tiêu hóa và bệnh vàng da thì việc uống từ 3 – 4 ly nước mía mỗi ngày cũng là cách làm hay để cải thiện các vấn đề này. Sở dĩ nước mía có thể giúp ích trong vấn đề điều trị bệnh vàng da vì nó cung cấp glucose cho cơ thể. Còn đối với bệnh tiêu hóa thì nó bổ sung dồi dào hàm lượng chất kali, hỗ trợ đắc lực trong việc phòng ngừa và điều trị bệnh táo bón.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]