Nguyên nhân say nắng
Say nắng xảy ra với người hoạt động ngoài trời nắng, khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng. Nhiều tia sáng mặt trời chiếu thẳng vào cổ, gáy, khiến trung tâm điều hòa thân nhiệt cơ thể bị chấn động, làm rối loạn điều hòa thân nhiệt cùng với hiện tượng mất nước cấp của cơ thể.
Say nắng xảy ra với người hoạt động ngoài trời nắng, khi lao động hoặc đi quá lâu ngoài trời nắng.
Say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rõ tổn thương, có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.
Biểu hiện khi bị say nắng
Khi say nắng, thân nhiệt tăng cao, khi đo nhiệt kế điện tử hồng ngoại có thể lên tới 39-40 độ C. Một số trường hợp nghiêm trọng hơn còn xuất hiện hiện tượng da rộp đỏ, lưỡi sưng, tim đập nhanh và rối loạn ý thức. Nạn nhân có thể bị ngất xỉu hoặc rơi vào trạng thái hôn mê, co giật. Những trường hợp này cần chuyển nạn nhân khẩn cấp đến cơ thể y tế gần nhất để cấp cứu.
Khi say nắng, thân nhiệt tăng cao, khi đo nhiệt kế điện tử hồng ngoại có thể lên tới 39-40 độ C.
Ngoài ra, với những người có tiền sử mắc bệnh tim mạch, đặc biệt là người già, khi cơ thể mất nước và muối, máu đặc hơn bình thường và không thể lưu thông một cách dễ dàng, có thể đau tim hay đột quỵ.
Biến chứng của say nắng
Một biến chứng có thể có của say nắng là sốc - một điều kiện được gây ra bởi việc lưu lượng máu bị mất đột ngột. Các dấu hiệu của sốc bao gồm huyết áp rất thấp, môi và móng tay màu xanh và da mát lạnh. Sốc có thể làm hỏng bộ phận cơ thể nếu nó không được điều trị nhanh chóng.
Nếu không hành động nhanh chóng về các triệu chứng khác của say nắng, có thể chết hoặc trải nghiệm thiệt hại cho bộ não hoặc cơ quan quan trọng khác. Để đối phó với say nắng, các cơ quan này sưng phù lên, và nếu không làm mát nhiệt độ cơ thể một cách nhanh chóng, thiệt hại từ sưng này có thể là vĩnh viễn.
Cách cấp cứu nạn nhân say nắng
Trước một trường hợp say nắng, say nóng cần nhanh chóng tiến hành những biện pháp sơ cứu ngay lập tức khi chưa có sự hỗ trợ của nhân viên y tế hay phương tiện y tế:
- Nhanh chóng tiến hành giảm thân nhiệt cho nạn nhân: Chuyển ngay nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió, cởi bỏ bớt quần áo, cho uống nước mát có pha muối, chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn như nách, bẹn, cổ.
- Nếu nạn nhân bị ngừng tim cần nhanh chóng xoa bóp tim ngoài lồng ngực và hà hơi thổi ngạt. Kỹ thuật ép tim ngoài lồng ngực: dùng hai tay chồng lên nhau ép lên lồng ngực ngoài tim, tần số ép khoảng 100 lần/phút.
- Nếu chỉ có một người cấp cứu thì thổi ngạt 2 - 3 hơi lại ép tim ngoài lồng ngực 10 - 15 nhịp. Khi có hai người cấp cứu thì một người thổi ngạt, một người ép tim ngoài lồng ngực, làm liên tục và kiên trì cho đến khi tim đập lại và thở được.
- Nếu nạn nhân hôn mê không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt liên tục và nhiệt độ tăng, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Trong quá trình vận chuyển vẫn thường xuyên chườm mát cho nạn nhân.
Một số bài thuốc chữa say nắng hiệu quả:
Bài 1: Lá tre, lá sắn dây mỗi thứ một nắm, rửa sạch, vẩy khô, giã vắt lấy nước cốt cho người bệnh uống.
Bài 2: Bí xanh một miếng khoảng 150g, gọt vỏ, ép lấy nước, cho thêm vài hạt muối, chia 2 - 3 lần cho người bệnh uống.
Bài 3: Bột sắn dây 2 - 3 thìa canh hòa vào nước đun sôi để nguội, thêm đường chia 2-3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
Bài 4: Mía tươi 2 đoạn, giã vắt lấy nước chia 2 - 3 lần cho bệnh nhân uống ngay.
Bài 5: Rau má, lá tre, lá hương nhu, củ sắn dây mỗi thứ 12g sắc uống ngày 1 thang, uống 3 thang.
Bài 6: Lá hương nhu 20g, rau má 12g, biển đậu 20g, quả dành dành 12g, hậu phác 12g. Sắc uống ngày 1 thang, uống 3 thang.
Cách phòng tránh say nắng
- Khi lao động ngoài trời phải đội mũ, nón, tìm cách tránh cho ánh nắng mặt trời chiếu vào gáy. Cần trang bị đầy đủ thiết bị chống nắng khi lao động, làm việc ngoài trời nắng như quần áo bảo hộ lao động, mũ, nón, kính,…
- Làm thoáng mát môi trường làm việc, đặc biệt là các công xưởng, hầm lò.
- Mùa nắng nóng nên mặc quần áo rộng, thấm mồ hôi như vải coton.
- Nên định kỳ sau khoảng 45 phút hay 1 tiếng làm việc thì nghỉ ngơi ở nơi thoáng mát từ 15 -20 phút. Không làm việc quá lâu ngoài trời nắng hoặc trong môi trường nóng bức cũng cũng như tránh các hoạt động thể lực quá sức.
- Khi khát phải uống nhiều nước có pha muối, mỗi giờ phải bù thêm nước cho cơ thể bằng nước khoáng hay nước giải khát có muối như chanh muối, mơ muối.
Khi khát phải uống nhiều nước có pha muối
- Đối với trẻ em, người cao tuổi, người bị bệnh lâu ngày, người uống rượu bia không nên phơi nắng, nóng lâu.
- Hướng dẫn chăm sóc người đau ốm khi bị sốt cao: chườm mát đầu, gáy, đùi..., uống paracetamol. Khi thấy bệnh nhân kêu lạnh không nên trùm chăn kín, bệnh nhân dễ bị say nóng làm tình trạng bệnh trầm trọng hơn.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]