Đến nay, B-2 Spirit được xem là máy bay đắt nhất từng được chế tạo. Nó đắt đến mức mà năm 1987, Quốc hội Mỹ buộc phải cắt giảm đơn đặt hàng từ 132 xuống còn 21 chiếc. Sau tai nạn năm 2008, hiện nay, chỉ còn 20 chiếc đang hoạt động dưới quyền kiểm soát của Không quân Mỹ. Dòng máy bay thả bom chiến lược này cho phép sử dụng các loại vũ khí nguyên tử và vũ khí truyền thống. Chiến cơ B-2 đã và đang được sử dụng trong chiến tranh của Mỹ tại Iraq và Afghanistan.
Hoàng tử Ả Rập Al-Waleed bin Talal là chủ nhân của một trong những chiếc máy bay cá nhân đắt đỏ nhất thế giới này. Máy bay được trang bị mọi tiện nghi từ garage có sức chứa 2 ô tô, 1 phòng dành riêng cho con diều hâu – thú cưng của hoàng từ, 1chuồng ngựa, cùng với đó là rất nhiều phòng ngủ, phòng tắm có vòi hoa sen. Airbus 380 hai tầng là máy bay thương mại lớn nhất hiện đang hoạt động, mặc dù số lượng ghế ngồi của chiếc máy bay này đã bị cắt giảm đáng kể để nhường chỗ cho những không gian kể trên.
Phi cơ Airbus A340-300 thuộc sở hữu của tỷ phú giàu có nhất nước Nga Alisher Usmanov, cũng là chiếc máy bay lớn nhất xứ sở Bạch dương, thậm chí lớn hơn cả Ilyushin II-96 của tổng thống Putin. Phi cơ vốn có giá 238 triệu USD, nhưng sau khi được thiết kế, trang hoàng lại thì giá ước tính của nó dao động khoảng 350-500 triệu USD. Máy bay này có thể chở 375 hành khách trên quãng đường gần 1.400 km.
F-22 Raptor được biết đến là chiếc máy bay chiến đấu tốt nhất thế giới, đồng thời giá cũng thuộc hạng đắt đỏ nhất. Chiến cơ 2 động cơ, một người lái có khả năng chống chịu mọi loại thời tiết này được công ty Lockheed Martin chế tạo riêng cho Không quân Mỹ. Sau khi chế tạo thành công 187 chiếc, vào năm 2012, việc sản xuất F-22 Raptor bị ngừng lại, do giá cả quá cao và lệnh cấm xuất khẩu.
Fe-Raptor có thể bắn hạ tên lửa của kẻ thù, bay ở tốc độ nhanh hơn vận tốc âm thanh trên suốt quãng đường dài. Bên cạnh đó, máy bay có khả năng tránh tất cả các thiết bị định vị rada. Chính những nhân tố này đã biến T-22 Raptor trở thành một trong những chiến đấu cơ tuyệt vời nhất thế giới.
Chiếc Boeing được chế tạo cho Không quân Mỹ C-17A Globemaster III, là một trong những phi cơ chuyên chở quân sự lớn nhất của lực lượng này. C-17A được sử dụng vào mục đích chiến thuật, chiến lược, vận chuyển hàng hóa, quân đội, sơ tán và ném bom. Quá trình thử vận hành chiếc máy bay này từ đầu năm 1993 đã gặp rất nhiều khó khăn. Tập đoàn sản xuất hàng không vũ trụ McDonnell Douglas thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ là công ty chịu trách nhiệm thiết kế, đã phải chịu thiệt hại gần 1,5 tỷ USD trong quá trình xây dựng và phát triển loại máy bay này. Không lâu sau đó, năm 1997, McDonnell Douglas phải sáp nhập với Boeing.
Chiếc phi cơ tiện nghi được sản xuất riêng cho Hải quân Mỹ này là phiên bản khác của dòng 737-800ERX. Đây được đánh giá là một trong những phi cơ phòng thủ tốt nhất hành tinh. P-8A Poseidon được điều khiển để hoạt động bên cạnh máy bay trinh sát ngầm không người lái Grumman MQ-4C Triton.
Quốc vương Brunei là chủ nhân chiếc Boeing 747-430 này. Vốn dĩ chiếc phi cơ chỉ có giá 100 triệu USD, nhưng ông đã phải chi thêm 30 triệu USD nữa để thiết kế lại nội thất với những chi tiết bằng vàng. Phòng khách, phòng ngủ và phòng tắm đều được dát vàng, thậm chí chiếc bồn rửa còn được làm 100% bằng vàng.
8. E-2D Advanced Hawkeye – 232 triệu USD
Chiếc máy bay quân sự này được sản xuất bởi công ty Máy bay Grumman. Hải quân Mỹ đã trưng dụng dòng máy bay này E-2D để thay cho chiếc E-1 Tracer trước đó. Đây là chiếc máy bay không vận, có khả năng chống chịu mọi loại thời tiết, được trang bị hệ thống rada APY-9, bộ máy thu thanh, thiết bị truyền tin qua vệ tinh, động cơ phản lực, buồng lái chiến lược và máy chụp cắt lớp hiện đại. Về cơ bản, đây là chiếc máy bay chuẩn dùng cho mục đích trinh sát.
Chiếc phi cơ 747-400 Custom này thuộc sở hữu của Hoàng tử Ả Rập Al-Waleed bin Talal. Sau khi mua vào năm 2003, Al-Waleed đã cho thiết kế lại nội thất của máy bay 2 phòng ngủ xa hoa, 1 bàn ăn cho 14 người và cả ngai vàng ở chính giữa. Nhờ vậy, thậm chí khi đang vi vu trên trời cao, dù không phải người điểu khiển máy bay, nhưng Hoàng tử vẫn khéo léo cho mọi người thấy ai mới thực sự là chủ. Ngoài ra trên máy bay còn có 11 tiếp viên để đảm bảo Hoàng tử luôn được chăm sóc chu đáo.
Chiếc phi cơ 747-8 VIP thuộc sở hữu của tỷ phú bất động sản người Hong Kong Joseph Lau. Còn được gọi với cái tên Dreamliner, máy bay Boeing 747-8 VIP có thiết kế độc đáo cùng những công nghệ mới nhất, bao gồm trần hình mái vòm, tường nhà có gắn thiết bị phát video và cầu thang xoắn ốc. Vốn dĩ dòng máy bay xuyên lục địa này có thể chuyên chở 467 hành khách, nhưng để làm đẹp cho “chú chim khổng lồ” của mình, Lau đã thêm thắt và trang trí nhiều chi tiết, khiến cho sức chứa của nó giảm đi một chút.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]