Chiến thắng lớn đầu tiên của Renault đến từ năm 1902 tại cuộc đua Paris-Vienna nhờ công của Marcel Renault. Các mẫu xe nhẹ của Renault đối đầu với những chiếc Mercedes đầy năng lượng của Count Zborowski và Panhard của Henry Farman. Chiến thắng của Marcel Renault được tính ra tốc độ trung bình là 62,5km/h. Với thành tích này, từ thời điểm đó Renault đã trở thành ứng cử viên sáng giá cho cúp vô địch ở khắp các giải đua xe thể thao.
Vào năm 1906, Renault lần đầu tiên tham gia vào giải Grand Prix, được tổ chức trong vòng hơn hai ngày trên đường phố bên ngoài Le Mans. Renault tham gia cùng với Type AK, chiếc xe với khung gầm nhẹ trang bị động cơ 12.9L 4 xy-lanh. Mặc dù nhiệt độ cháy da, thời tiết khắc nghiệt nhưng Hungarian Ferenç Szisz đã vượt qua 12 tiếng đồng hồ và giành về cho Renault chiếc cúp danh giá. Chiến thắng này đã góp phần làm gia tăng doanh số cho Renault trong những năm sau đó.
Các kỉ lục về tốc độ
Trong những năm thập niên 1920 và 30, Renault tập trung vào đường đua và các kỉ lục về tốc độ. Năm 1925, Renault chiến thắng giải Monte Carlo. Sau đó vào năm 1926 Renault 40CV Type NM 9.0 đã được thử nghiệm và phát triển tốc độ, hoàn chỉnh cho một chỗ ngồi duy nhất, thân xe gọn và bánh xe bám sát đường. Tốc độ trung bình đo được là 107,9 dặm/h.
Nerva Series
Trong những năm 30, Renault tập trung phát triển series Nerva và nỗ lực để tạo ra nhiều kỉ lục về tốc độ tại Châu Âu và Châu Phi. Nervasport dùng động cơ 8 xy-lanh và được lấy cảm hứng từ kỹ thuật hàng không, đã xếp thứ hai tại giải đấu Monte Carlo năm 1932, chỉ về sau người dẫn đầu 2/10 giây. Năm 1935, cũng về thứ 2 sau Bugatty tại giải Monte Carlo.
Renault chiếm lại thế thượng phong trong những năm 50 với các kỉ lục tốc độ. Renault đã cho ra đời Étoile Filante (Shooting Star) ỡ Mỹ. Chiếc xe nổi bật đặc trưng bởi thân vỏ polyester bọc ống và hai cánh lớn kiểu máy bay, được đẩy bởi động cơ tuốc bin phát triển sáng tạo 270 mã lực tại 28,000 vòng/phút, đạt tốc độ đỉnh điểm 308,85km/h.
Le Mans thành công và F1 ra mắt
Ở các dòng xe thể thao của Renault được chứng minh việc tăng áp nhanh, đảm bảo về tốc độ vòng quay. Tất cả mọi thứ đến cùng lúc vào năm 1978 khi Didier Pironi và Jean-Pierre Jaussaud ghi được chiến thắng lịch sử bởi Alpine Renault A442B trang bị động cơ tăng áp V6. Một đội Renault khác giành thêm vị trí thứ 4. Yên tâm với thành công tại Le Mans, Renault giờ có thể tập trung vào các mục tiêu khác của mình - Fomula 1.
Thành công F1 vẫy gọi
Renault chính thức trở lại cuộc đua Fomula 1 vào cuối thập niên 80, nhưng lần này là trong vai trò đối tác với đội Williams. Trong năm đầu tiên đã giành được giải tại Grands Prix, và thêm hai chiến thắng nữa vào năm 1990. Sau đó thì Nigel Mansell gia nhập đội, ông đã mang về rất nhiều chiếc cúp cho Renault tại các mùa giải.
Khởi đầu một cuộc phiêu lưu mới
Năm 2014, Fomula 1 chào đón một làn sóng mới với việc áp dụng công nghệ hệ thống truyền lực tiên tiến. Bộ nguồn Renault F1 mới sử dụng lại kết cấu tăng áp của động cơ thế hệ trước nhưng được kết hợp với mô-tơ điện công suất cao và thiết bị thu hồi năng lượng tiên tiến giúp cắt giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu chỉ con 40% so với trước đó khi so sánh về hiệu suất và tăng tốc.
Renault vẫn tiếp tục hỗ trợ Red Bull Racing, Scuderia Toro Rosso cũng như Lotus F1, nhưng đã có những bất đồng sâu sắc. Điều này đòi hỏi phải xem xét lại chiến lược hợp tác và cuối cùng, năm 2015, Renault tuyên bố sẽ quay lại với đội đua riêng.
Từ năm 2016, cái tên Renault sẽ lại một lần nữa tham gia F1, lần này với thương hiệu Renault Sport Formula One Team. Mục đích không chỉ thể hiện sự tôn trọng đối với thành công của quá khứ, mà còn tiếp tục làm mạnh mẽ thêm các nền tảng trong nội bộ Renault. Rõ ràng là các di sản phong phú và lâu dài của Renault sẽ là nguồn cảm hứng và động lực cho các đội đua ngày nay.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]