Trong xã hội xưa, thầy giáo, thầy thuốc, thầy cúng, thầy (bố mẹ) là 4 người thầy đáng kính nhất. Tuy vậy, trong xã hội ngày nay, 4 người thầy đó không còn được mọi người kính trọng và tôn thờ như trước.
Chẳng ai thương con bằng cha, bằng mẹ. Thế mà đã không ít lần, người ta bàn tán xôn xao về việc cha bóp cổ, đánh con đến gãy cả xương sườn. Khủng khiếp hơn, có người còn đánh con chết chỉ vì làm mất một bao hồ tiêu… Phải chăng, xã hội càng phát triển thì tình người càng cạn kiệt?
Cũng là người thầy, thầy cúng xưa cũng đóng một vai trò rất lớn trong xã hội. Ngoài việc cúng bái, làm phép cho các gia đình thì thầy cúng còn đảm nhiệm cả vai trò người thầy thuốc.
Thật khó để đặt niềm tin vào thầy bói khi đạo đức của họ ngày càng bị hạ thấp. Thầy bói không nên bóp chẹt giá cả, buôn thần bán thánh. Thầy bói không nên lừa tiền, thậm chí lừa tình nhiều người nhẹ dạ cả tin. Vậy nhưng người ta vẫn nghe nhiều câu chuyện khôi hài xung quanh những thầy bói. Từ việc thầy bói “dùng tà dâm để đuổi tà ma”, hãm hại những cô gái đặt niềm tin mù quáng vào thầy cho đến việc thầy bói nói sai, gây ra mâu thuẫn gia đình và chua xót hơn còn gây ra án mạng đau lòng.
Thầy giáo phải dùng chữ Nhẫn chứ không phải bạo lực để cảm hóa học sinh.
Nói đến thầy thuốc, cả xã hội quặn lòng. Trong ngành Y, khẩu hiệu “lương y như từ mẫu” giờ cũng chỉ là treo để đấy. Nhắc đến vấn đề y đức, không ít người lắc đầu nguầy nguậy mà kể rằng tôi đi khám ở viện này viện kia, nếu không có tiền “bôi trơn” bác sĩ, y tá thì con tôi đau, vợ tôi khóc, tôi bị quát tháo. Rằng là có cho người nhà đi viện, lót tiền vẫn cứ lo vì sợ “nhỡ làm sao”. Rằng giá thuốc trong viện cao hơn bên ngoài…
Lại nói về thầy (cô) giáo, trong xã hội Việt Nam chúng ta ngày nay cũng có rất nhiều thầy cô thấm nhuần đạo đức của nghề thầy giáo. Họ đang hàng ngày, hàng giờ cống hiến hết tâm sức cho sự nghiệp trồng người, họ không màng danh lợi, hy sinh tất cả cho sự nghiệp trồng người. Tuy nhiên, cách đây vài ngày, vụ việc thầy giáo đánh học sinh và bị học sinh đánh trả ở trường THPT Nguyễn Huệ, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định đã một lần nữa gióng lên hồi chuông báo động về sự suy giảm đạo đức của người thầy. Chưa kể trước đấy, rất nhiều vụ lùm xùm làm xấu đin hình ảnh người thầy.
Trên thực tế có không ít học sinh hư, hành xử không đúng phép khiến giáo viên bị ức chế. Tuy nhiên, với mỗi người thầy thì chữ nhẫn luôn cần được đặt lên hàng đầu để có thể cảm hóa được học sinh. Dẫu vậy, trong video, người thầy có những hành động và lời nói chưa được chuẩn mực khi hỏi học sinh “em có muốn thử độ dã man của tôi không?” rồi gọi nam sinh này lên bục giảng và tát liên tiếp.
Trong trường hợp này, việc học sinh đánh lại thầy còn có thể do các em bồng bột, thiếu suy nghĩ. Nhưng với người thầy thì đó là hành động có phần đáng trách. Người thầy dù trẻ nhưng cũng là người trưởng thành, đã được đào tạo trong môi trường mô phạm thì nên có cách cư xử nhẹ nhàng và đúng mực.
Một trong những nguyên tắc hàng đầu của nghề giáo là phương pháp “thân giáo”, hay còn gọi là gương mẫu. Có nghĩa là lấy bản thân mình làm tấm gương cho học sinh noi theo, từ trong cách đi đứng, nói năng, xử sự… Cậu học sinh kia đã sai khi đánh lại thầy giáo. Tuy nhiên, cậu đáng giận hơn đáng trách. Hành động đó cũng phản ánh quy luật “tức nước thì vỡ bờ”. Nếu thầy không hành động vậy thì có lẽ trò chẳng dám “tự dưng” đánh thầy?
Trong giáo dục, học trò chính là tấm gương phản ánh chân thực nhất về thành quả lao động của mỗi người thầy. Học sinh ngoan thì cũng có thể nói là thầy tốt, học sinh hư một phần cũng vì thầy chưa tốt. Một người thầy thiếu nhân cách thì làm sao có thể có những học sinh ngoan?
Để trở thành môt người thầy được yêu mến, kính trọng thì lời dạy: phải thương yêu học sinh như con em ruột thịt của Bác sẽ là lời nhắc nhở mỗi thầy cô nên ghi nhớ.
Theo Tường Vi - Nguoiduatin
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]