Search
Thứ 2, 07/03/2016, 09:49 AM

Chiếc chong chóng

(Nhật ký Cafe Sáng) - Bọn trẻ chăn trâu chúng tôi dạo ấy hay gọi là Lưỡng rồ. Bởi gã thuộc thành phần thiểu năng trí tuệ

Gã có cái tên khá lạ: "Lưỡng"

Bọn trẻ chăn trâu chúng tôi dạo ấy hay gọi là Lưỡng rồ. Bởi gã thuộc thành phần thiểu năng trí tuệ, không hẳn là bị down bởi sắc thái khuôn mặt gã hoàn toàn như những người bình thường khác. Hình ảnh của gã đọng lại trong ký ức tuổi thơ tôi là hay ngồi nhìn xa xăm, lầm bẩm những câu nói vô nghĩa. Sáng lủi thủi dắt trâu ra đồng, chiều lủi thủi dắt trâu về, luôn kéo theo đằng sau là một lũ trẻ trâu (trong đó có cả tôi) chạy theo đồng thanh trêu đùa.

- Lưỡng rồ! Lưỡng rồ!

Chúng tôi hùa vào gọi tên gã, giơ tay lên mặt làm đủ mọi động tác cợt nhả. Rồi ù té chạy khi gã quay lại, dậm dậm chân dọa đuổi chúng tôi. Nhưng tuyệt nhiên chưa bao giờ thấy gã đuổi hay đánh ai cả. Gã chỉ hằm hằm nhìn chúng tôi giận dữ rồi lại quay đi, lẩm nhẩm tiếp những câu nói vô nghĩa.

Chiếc chong chóng

Thế rồi tôi theo mẹ chuyển xuống Việt Trì khi bắt đầu vào năm học lớp 3. Câu chuyện về gã dần nhạt nhòa dần trong cuộc đời một đứa trẻ đang hào hứng với những thay đổi mới trong cuộc sống.

Nhưng mỗi khi mẹ gửi tôi về bà ngoại vào mỗi dịp hè. Tôi vẫn nhập hội cũng với những đứa bạn cũ, vẫn ra đồng dãi nắng thả trâu, thả diều, chọi gà, bắt dế. Bày đủ trò nghịch ngợm và không quên trêu đùa gã Lưỡng tội nghiệp, càng lớn thì những trò đùa càng tai ác hơn. Chúng tôi còn đuổi theo ném cả bùn đất vào gã, mọi sự chịu đựng đều có giới hạn. Hắn tức giận đuổi theo chúng tôi thật, nhưng lần nào chúng tôi cũng nhanh chóng chạy thoát. Duy chỉ có một lần thằng Thế bị vấp ngã, nên gã tóm được, gã xách nó lên, tét liền mấy cái vào mông. Thằng Thế mếu máo chạy đi mách bố đang cày ở gần đó. Và Lưỡng bị đánh. Chúng tôi hả hê nhìn gã bị bố Thế tẩn cho một trận, gã chẳng chống cự, chỉ lồm cồm bò dậy, quệt mấy vệt máu ở mũi, nhặt cái nón rách, và lại lủi thủi dắt trâu về... miệng vẫn lẩm nhẩm những câu vô nghĩa. Bỏ lại đằng sau văng vẳng câu gọi "Lưỡng rồ! Lưỡng rồ!" quen thuộc của chúng tôi.

Chiếc chong chóng

Có một ngày, chúng tôi ra sông tắm sau một ngày nghịch ngợm dưới cái nắng oi bức của mùa hè. Lưỡng cũng dắt trâu ra bờ sông để trâu uống nước. Chúng tôi lại vốc bùn ném vào gã, rồi lớn giọng thách thức gã. Gã gần như không màng đến chúng tôi nữa, đợi trâu uống no nước rồi lại dắt trâu về.
Đang hả hê đắc thắng. Bỗng thằng Tình hét lên.

- Thằng Thế, thằng Thế!

Cả hội quay lại, thấy chỏm tóc của thằng thế đang phất phơ giữa dòng nước, hai tay huơ lên loạn xạ.

- Nó bị sụt vở rồi chúng mày ơi!

Bình thường chúng tôi chỉ tắm gần bờ, không dám ra chỗ xa vì đâu có thằng nào biết bơi. Cùng lắm chỉ đến chỗ nước ngập ngang cổ là mạo hiểm lắm rồi. Nhưng có lẽ khi nãy, lúc trêu Lưỡng, sợ hắn bắt được như lần trước nền thằng Thế cảnh giác cao độ, lùi ra xa hơn, và sa xuống vở (là những chỗ người ta hút cát để lại những vùng trũng sâu hơn bình thường).

- Cứu! Cứu với! - Mấy thằng hoảng loạn hét gọi.

Tôi lúc ấy đang tập tọe tập bơi, lại ở gần nó nhất. Liền nhoài bơi ra túm lấy tóc nó. Vừa túm được tóc nó, thì tay nó túm luôn lấy tay tôi, và liền ngay lập tức nó ôm ghì lấy tôi. Tôi cố gỡ ra mà không được, cố vươn đầu lên khỏi mặt nước thì nó lại dí đầu tôi xuống. Nước xộc cả vào mồm mũi cay xè, tôi đuối dần, thế là hai thằng ôm nhau lịm đi trong dòng nước.

Đang trong trạng thái gần như vô thức, chợt một cánh tay túm lấy cả hai đứa tôi, kéo vào bờ. Tôi thấy người mình vật vã như bị ai đó xốc ngược, chạy vòng quanh. Nước trong bụng ộc ra. Rồi thấy mình được đặt lên bãi cát. Tôi mở mắt ra, hổn hển.

Cái khuôn mặt đần đần quen thuộc đang cúi xuống nhìn... là Lưỡng.

Tôi và thằng Thế ngồi dậy, chưa hết bàng hoàng khi vừa phải đối mặt với tử thần. Lưỡng nhìn hai đứa tôi một lúc, rồi đứng dậy, bước lại nhặt cái nón rách, sau đó lại lủi thủi dắt trâu về, mồm gã vẫn lẩm nhẩm...

Kể từ đó, tụi trẻ chúng tôi không bao giờ trêu gã nữa. Thậm chí mỗi lần gặp đều chào: "Chú Lưỡng!"

Chúng tôi cố tỏ thái độ thân thiết với gã, nhưng gã vẫn như ngày xưa. Không bao giờ thấy gã cười, khuôn mặt vẫn đần đần, miệng vẫn luôn nhẩm những câu vô nghĩa.

Chiếc chong chóng

Tôi lên cấp 2, mẹ lại chuyển công tác một lần nữa. Lần này là chuyển xuống Phúc Yên, xa hơn nhiều. Những dịp về thăm quê thưa thớt dần, hè không được về cả tháng như ngày xưa vì còn phải học hè.

Thi thoảng về có gặp gã, tôi lại lễ phép chào. Nhưng cũng chẳng có gì thay đổi, gã vẫn không màng đến tôi. Mắt vẫn nhìn vô định, miệng vẫn lẩm nhẩm...

****

Thế mà gã cưới được vợ, hồi đó quả là một thông hổi nơi làng quê hẻo lánh ấy. Vợ gã là một người bình thường, nhan sắc tầm thường, nghe nói là người tứ cố vô thân, không biết mẹ gã kiếm về . Ngày hắn lấy vợ, mẹ gã cũng cố gắng bán con trâu, tài sản lớn nhất để làm một vài mâm mời làng xóm láng giềng cho vẹn cái tính chất của một lễ cưới.

Tôi có ngỡ ngàng, nhưng cũng mừng cho người đã từng cứu mạng mình. Nghe mẹ bảo kể từ lúc có vợ, gã bớt hâm dở hẳn.

Tôi vào cấp ba, có khi một năm chỉ về quê được hai lần vào ngày tết và dịp hè. Bởi mẹ bận công việc, còn tôi đã bắt đầu cho dự định lớn lao trong đời là vào Đại Học. Có một lần về quê chơi. Đang ngồi trên bờ đê nhấm nhấm cọng cỏ may và hóng gió chợt nghe có tiếng trẻ con líu lo.

- Bố! Chiều bố làm chong chóng cho con nhá!

Tôi ngoảnh lại nhìn, là Lưỡng. Gã cõng một cô bé khoảng 5 tuổi trên lưng.

- Chiều... làm...! - Gã ngoảnh ra sau nhìn cô bé nói nhát gừng. Nhưng ánh mắt trìu mến vô hạn.

Lâu không về mà thấy cô bé đó lớn hẳn ra, và may mắn là không bị lẩn thẩn như bố, trái lại rất kháu khỉnh.

Hai bố con gã bước đi qua tôi.

- Chú Lưỡng! - Tôi đứng dậy gọi gã.

Gã dừng lại, rồi ngoảnh nhìn tôi. Chợt gã nở một nụ cười, điều mà tôi chưa từng thấy bao giờ. Gã nhìn tội gật gật như chào lại. Rồi lại cõng con đi tiếp.

Chiếc chong chóng

Từ đó hình ảnh gã cõng con là một hình ảnh quen thuộc ở quê tôi, bất cứ khi nào thấy gã. Là đều thấy cô bé ngồi trên lưng chỉ chỏ, nói liên hồi, nhưng Lưỡng không nói, gã chỉ dành cho con một nụ cười trìu mến thay cho câu trả lời...

Cô bé vào lớp 1, sáng gã cõng con đi. Chiều gã đón rồi cõng con về, trường cách nhà khoảng 3 cây số.

Cô bé vào lớp 2 cũng vậy...

Và gã cõng con đi hết cả cấp 1, ngày nắng cũng như ngày mưa, không quản ngại cả những lúc ốm đau.

Có lần về quê chơi, tôi gặp gã ho khù khụ cõng con đi trong mùa đông rét mướt. Khi ấy tôi đang học đại học.

Con vào cấp hai, lên lớp 6. Trường cách nhà xa hơn, khoảng 5 cây, gã vẫn cõng. Cách trường khoảng 1 đoạn là gã đặt con xuống, để con khỏi bị lũ bạn chế diễu. Và như thế, cứ đôi chân trần và chiếc nón rách, cặm cụi bước trên những con đường quê đầy sỏi đá.

Bóng dáng lủi thủi của hai cha con tan vào trong nắng và nhòa vào những cơn mưa...

Gã chỉ chuyển việc cõng thành dắt khi cô bé vào lớp 7 và ý thức được sự ngại ngùng.

Rồi gã dắt con qua cả cấp hai.

Chiếc chong chóng

Thời gian dần trôi đi... Tôi cũng đã đi làm được mấy năm. Trong bộn bề công việc nên cũng quên khuấy đi câu chuyện về gã.

Trong một lần đi công tác về Phú Thọ. Tôi tranh thủ tạt về ghé thăm bà mấy hôm.

Đang nằm dài trên chiếc chõng tre, thanh thản hít thở bầu không khí trong lành và thanh bình nơi làng quê. Chợt nghe dì Thúy kháo chuyện với bà ngoài giếng.

- Này bầm ơi! Cái Nhật con thằng Lưỡng vừa đoạt giải nhì học sinh giỏi văn cấp tỉnh đấy.

- Ừ, thì nó năm nào chả được học sinh giỏi.

Tôi dỏng tai nghe dì và bà nói chuyện. Cũng nhanh thật đấy, thấm thoắt cô bé đó đã vào lớp 12 rồi. Hình ảnh hai cha con luôn khắc sâu vào trong tâm trí tôi bên triền đê năm nào. Có lúc tôi thầm ghen tị với cô bé đó vì mình chưa bao giờ trải qua cảm giác được cha yêu thương và che chở.

Đã lâu không về quê, nên cũng lâu rồi không gặp Lưỡng. Không biết dạo này gã thế nào. Nhưng nghe chuyện dì Thúy vừa kể thì tôi cũng phấn khởi vô cùng.

Ông trời cũng không đến nỗi bất công khi lấy đi ý thức của một con người bình thường trong Lưỡng. Nhưng vẫn cho gã một bản năng của một người cha. Và cho gã một cô con gái thật thông minh và xinh xắn.

"Hay là mình lại thăm hỏi chúc mừng chú ấy, và cho em Nhật tí quà động viên nhỉ?".

Sau giây lát đắn đo, tôi ngồi dậy xỏ giày. Bỗng nghe ngoài đường xôn xao, tôi nhìn ra thấy mọi người đạng chạy nháo nhào ra phía bờ đê.

- Có chuyện gì vậy cô?

Vừa ra cổng tôi bước vội theo hỏi cô Hằng cũng đang tất tưởi chạy theo mọi người.

- Thằng... thằng Lưỡng nó nhảy xuống sông... chết... chết đuối rồi!!! - Cô Hằng vừa thở hổn hển vừa nói.

Tồi bàng hoàng, tai như ù đi. Không thể tin được những điều mình vừa nghe thấy.

- Sao... sao lại thế??? - Tôi vừa chạy theo cô ấy vừa hỏi dồn.

- Thấy bảo nó bị bệnh U nội tủy đã lâu mà vợ nó bắt nó đi chữa trị bao nhiêu lần nó nhất định không chịu đi, nó bảo để dành tiền cho con đi học. Thế rồi hôm nay, hai nó đang cắt cỏ, nó lại lăn ra đau đớn, vợ nó kiên quyết bắt lên viện tỉnh khám, đột nhiên nó vùng dậy chạy một mạch ra sông rồi nhảy xuống. Vợ nó kêu, bọn thằng Thế và toán thanh niên trong làng đuổi theo nhưng không kịp, đang mùa nước lên, dòng chảy xiết... Biết nó lẩn thẩn nhưng ai ngờ nó lại quẫn trí như vậy... cái thằng...

Tôi khựng người lại. Cô Hằng sau khi tuôn ra một tràng, lại tất tưởi chạy tiếp.

Chiếc chong chóng

Lưỡng nằm đó. Khuôn mặt tím tái nhưng bình thản lạ thường. Vợ gã đang gục xuống vật vã bên cạnh. Tất cả mọi người trong làng đứng xung quanh, ai cũng lắc đầu ngậm ngùi thương cảm khi biết rõ sự tình.

- Đưa chú ấy về nhà thôi!

Thằng Thế mắt đỏ hoe, người ướt sũng cùng với đám thanh niên bước lại. Mấy người trong làng cũng lại vừa gỡ vợ Lưỡng ra khỏi khỏi gã, vừa động viên.

Thế cùng đám thanh niên, chặt tạm mấy cây tre, đóng lại thành một chiếc cáng tạm bợ, rồi nâng người Lưỡng đặt lên. Bất chợt trong túi quần vá chằng chịt của gã rơi ra cái gì đó.

Đám thanh niên khiêng Lưỡng đi một đoạn, tôi mới bước lại nhặt thứ đó lên. Là chiếc chong chóng tết bằng lá dứa...

- Bố ơi! Sao bố lại bỏ con!

Chợt nghe tiếng một cô gái kêu thảm thiết, tôi ngoảnh nhìn. Thấy cô gái đó đang chạy từ trên dốc đê xuống, vấp ngã dúi dụi rồi lại đứng dậy chạy về phía đoàn người.

- Con bảo nếu con đoạt giải thì bố thưởng cho con một chiếc chong chóng... chong chóng của con đâu? Bố trả lời con đi! - Cô gái lao thẳng vào đám người đang khiêng Lưỡng nức nở.

- Nếu bố chưa làm thì con cũng không giận đâu mà! Con chỉ cần bố thôi, bố tỉnh dậy đi! Bố ơi! - Cô gái cố giằng khỏi mấy người đang giữ lấy mình, cố với tay

về phía Lưỡng trong tuyệt vọng.

Tôi run run cầm chiếc chong chóng, nước mắt cũng chan hòa theo.

Bằng chiếc chong chóng này, bằng đôi chân lúc nào cũng lấm tấm bùn, bằng khuôn mặt ngờ nghệch nhưng đôi mắt thì trìu mến, bằng con đường đầy sỏi đá trải dài trong những nắng mưa, với tấm lưng áo rách sờn... gã ...chú ấy đã cõng tuổi thơ con đi qua bằng tất cả tình cha bao la như biển cả...

Hoàng Trung Hiếu


Hài Hước

Cứ gặp gái xinh là rình chụp ảnh bằng được
Có rất nhiều cách để nổi bật giữa đám đông và "gây cười" cho mọi người là cách mang lại...
 
Trai trẻ 2k đùng cái lấy vợ 9x, quan viên hai họ sốc nặng khi đứng cạnh chụp hình để lộ sự thật
Tình yêu không quan trọng tuổi tác, câu nói này đã rất nhiều lần được minh chứng bằng thực tế....
 
Sự thật về đám cưới của chú rể 2000 và cô dâu hơn 10 tuổi
Theo như những thông tin chia sẻ trên các trang mạng xã hội, cặp đôi được đồn đoán là cô...
 
Những màn ngụy trang
Để thích nghi với môi trường sống, chúng buộc phải ngụy trang cực giống với cảnh vật bên ngoài và...

Phi Thường

Có nên hay không nên nếu xin việc… lại ở công ty cũ?
Trải qua các vị trí ở các công ty khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy không hài lòng...
 
3 tuổi hạn cực xấu năm Giáp Thìn 2024, 1 tuổi đại nạn đề phòng mất cả cơ ngơi
Bước sang năm 2024, có 3 tuổi này rất đen đủi, cần thận tiền bạc thất thoát.
 
3 con giáp là ‘chúa tiêu hoang’, không giỏi tính toán nhưng chẳng bao giờ lo hết tiền
Những con giáp này không được giỏi trong việc quản lý chi tiêu. Họ thích gì sẽ mua, muốn gì...
 
Cô gái hốt tiền tỷ nhờ
Trong thập kỷ qua, xu hướng ăn uống vô độ (hay còn gọi là mukbang) trở nên phổ biến, giúp...
7 lỗi thường gặp khiến bạn mãi không đậu phỏng vấn xin việc
Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao mình mãi không vượt qua vòng phỏng vấn xin việc dù sở...
 
Có nên hay không nên nếu xin việc… lại ở công ty cũ?
Trải qua các vị trí ở các công ty khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy không hài lòng...
 
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
 
CEO JPMorgan cảnh báo: Fed có thể sẽ tăng lãi suất thêm 0,75%, vẫn chưa khép lại lộ trình thắt chặt chính sách
CEO của JPMogarn, Jamie Dimon, cho biết trong một cuộc phỏng vấn rằng có khả năng Fed sẽ tăng lãi...
 
4 con giáp sinh ra là những ngôi sao may mắn, đi đến đâu cũng được quý nhân phù trợ, càng về già càng ngập tràn phúc lành
Nhờ được phúc lành vây quanh, 4 con giáp này vượt qua được nhiều gian khó trong cuộc đời.
Dấu hiệu nhận biết rau
Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số đặc điểm để nhận biết rau có thuốc trừ sâu,...
 
Delectech ra mắt Tính Năng Mới cho Seotobo: Viết Nội Dung Tự Động giúp SEO đỉnh cao
Trong thời đại mà trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở thành xu thế, việc tích hợp AI vào...
 
MART24H – NƠI KẾT NỐI TRIỆU TRÁI TIM YÊU THƯƠNG
Ngày 10/01/2021 vừa qua, Công ty Cổ phần Mart24h cùng với Hành Trình Kết Nối Yêu Thương Việt Nam đã...
 
Maritime Bank trao 4 cây vàng cùng hàng nghìn quà tặng  cho các khách hàng may mắn
Tháng 1/2018, Maritime Bank đã trao thưởng 4 cây vàng cùng 27 chỉ vàng đầu tiên của chương trình “Lộc...
 
Thị Phần Lò Đốt Rác của các Hãng tại Việt Nam
Những năm qua để giải quyết bài toán về xử lý rác thải nông thôn thì phương án mua lò...
 
Tuyển dụng trưởng phòng vé & trưởng nhóm quản lý bảo trì máy bay
Hãng hàng không Eastar Jet Co., Ltd tại Hàn Quốc tuyển dụng

Đời sống

7 lỗi thường gặp khiến bạn mãi không đậu phỏng vấn xin việc
Bạn đã bao giờ tự hỏi, tại sao mình mãi không vượt qua vòng phỏng vấn xin việc dù sở...
 
Có nên hay không nên nếu xin việc… lại ở công ty cũ?
Trải qua các vị trí ở các công ty khác nhau, có bao giờ bạn cảm thấy không hài lòng...
 
Tổng hợp sự kiện Việt Nam - Brazil
15 năm, kể từ lần dẫn dắt đội tuyển Olympic Brazil sang thi đấu giao hữu với đội tuyển Việt...
 
Gợi ý trả lời câu hỏi phỏng vấn “Điều gì khiến bạn khác biệt?”
Thể hiện những phẩm chất độc đáo của bạn là điều cần thiết trong thị trường việc làm cạnh tranh...
Top
Điện thoại:

Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]

3.82029 sec| 2030.422 kb