Có những yếu tố "muôn thuở" dẫn đến trầm cảm sau sinh mà nhiều mẹ không hề hay biết. Hãy nắm thật rõ để tránh càng xa càng tốt chứng bệnh sau sinh ảnh hưởng nhiều đến cả mẹ và bé này:
1. Yếu tố về tính cách
Những bà mẹ vốn có tính cách hướng ngoại sẽ dễ dàng cân bằng tâm lý hơn so với những người sống nội tâm. Những người sống nội tâm dễ suy nghĩ nhiều, khép mình khi tiếp xúc với những điều hoàn toàn mới sau sinh, vì thế dễ mắc bệnh trầm cảm hơn.
Những bà mẹ vốn có tính cách hướng ngoại sẽ dễ dàng cân bằng tâm lý hơn so với những người sống nội tâm.
2. Yếu tố từ gia đình và xã hội
Quan hệ vợ chồng nói riêng và quan hệ giữa các thành viên trong gia đình nói chung, thái độ của bản thân đối với cuộc hôn nhân quyết định rất nhiều việc bà mẹ có xu hướng trầm cảm sau sinh hay không. Thiếu đi sự giúp đỡ cảm thông từ gia đình, đặc biệt là không còn được chồng quan tâm chăm sóc nữa khiến cho tâm lý của mẹ bất ổn định, dễ tủi thân, một mình ngồi khóc. Hoàn cảnh kinh tế của gia đình cũng là một áp lực không hề nhỏ với những phụ nữ vừa lo chăm con vừa phải tính toán chuyện tiền nong, dẫn đến stress.
3. Yếu tố về phương pháp đẻ
Sự đau đớn khi đẻ con và những phương thức được sử dụng khiến cho bà mẹ trở nên khủng hoảng, đẻ xong vẫn sợ hãi dẫn đến trầm cảm. Đau đẻ và những điều không mong muốn xảy ra khi đẻ như chảy máu không ngừng, không thể cử động, nhiễm trùng... khiến bà mẹ bị ảnh hưởng về tâm lý. Chính từ đó, mẹ mất đi sự điều tiết cần có, luôn bất an. Sức khỏe, hình hài của bé, bé ốm đau, hay khóc, không chịu bú cũng dễ dàng khiến cho mẹ bị trầm cảm.
4. Yếu tố về nội tiết, di truyền
Sau khi sinh con, nồng độ hormone trong máu của mẹ thay đổi, theo đó giảm đi estrogen và progesterone khiến cho mẹ mệt mỏi và trầm cảm. Ngoài ra, nếu như trong gia đình có người mắc bệnh trầm cảm từ trước, nguy cơ người mẹ trầm cảm do di truyền cũng tăng cao.
Cách phòng chống bệnh trầm cảm sau sinh
1. Chuẩn bị đầy đủ kiến thức về chuyện sinh nở cho bản thân
Ngay từ khi có bầu, mẹ đã phải tìm hiểu kỹ càng về các quy trình khám xét, các cách thức sinh nở... khi có đầy đủ kiến thức về chuyện bầu bí và sinh sản, mẹ sẽ không quá “shock” về những gì mình sẽ gặp phải. Ngoài ra, mẹ cũng nên tìm hiểu trước về cách chăm sóc trẻ sơ sinh, tránh bỡ ngỡ khi làm mẹ lần đầu. Hãy nhớ, người mẹ cũng cần điều chỉnh chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý, ngủ nghỉ đúng giờ, tránh căng thẳng và sợ hãi.
2. Chú ý đến điều kiện vật chất
Phòng của hai mẹ con phải có ánh sáng vừa phải (nhưng không được chiếu trực tiếp vào con). Mỗi sáng mẹ cần mở cửa sổ cho thoáng khí, đảm bảo không khí trong phòng luôn tươi mới. Nếu mẹ sợ bị trúng gió, có thể mở cửa nhưng vẫn đắp chăn ấm. Mùa đông cần có phương pháp giữ ấm phù hợp. Ngoài ra, mẹ cũng nên chuẩn bị đầy đủ vật dụng dùng cho trẻ sơ sinh, tránh bực tức khi cần cái gì lại không có cái đó.
3. Làm công tác tư tưởng với người thân
Trong thời gian mang bầu, mẹ cũng nên có những cuộc nói chuyện để người trong nhà hiểu mình hơn, rằng mình cần sự giúp đỡ của chồng và gia đình trong những ngày mang nặng đẻ đau. Người trong nhà cũng không nên quát mắng, bực dọc với người phụ nữ đang mang bầu, hoặc mắng đứa trẻ mới sinh ra, phụ nữ vào thời điểm này rất nhạy cảm. Thường xuyên bị chồng cằn nhằn, không ngủ được vì tiếng trẻ con khóc sẽ khiến người mẹ đau lòng, trầm cảm. Một người chồng hiểu vợ sẽ giúp vợ vượt qua cơn trầm cảm sau sinh.
4. Tự động viên bản thân mình
Người mẹ cần lạc quan dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, không nên quá lao lực trong những tháng ngày ở cữ. Mẹ cần điều chỉnh tâm lý của bản thân, không được dễ dàng nóng giận. Thời gian nghỉ ngơi mẹ nên nghe nhạc nhẹ nhàng và tập yoga cho mẹ và con. Tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, giúp bản thân có tinh thần sảng khoái là điều mà mẹ bầu nào cũng nên làm.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]