1. Ăn uống trong tháng của bà đẻ nên kiêng ăn uống đồ chua, uống nước đá lạnh. Điều này để tránh sau này bị lạnh đường huyết.
Ăn uống bổ dưỡng đầy đủ tốt nhất nhưng vẫn phải kiêng cữ rau cải bẹ xanh/cải đắng (ăn rất mát) vì chúng có thể khiến bạn bị tiểu són rất khó chịu. Thịt thì nên kiêng ăn thịt trâu vì quá mát đối với sản phụ.
Thịt lợn kho tiêu phải là dạng thịt thăn, không được rang mặn quá. Bởi vì nếu ăn mặn quá sẽ bị tê tay chân, lỡ bị thì ăn nhạt lại sẽ hết ngay.
2. Khi ở bệnh viện về nhà, các mẹ nên về nhà cho con bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài. Dù bú sữa nào thì các mẹ cũng nên phải ngồi chăm cho con bú. Con bú bao nhiêu cữ mẹ ngồi bấy nhiêu. Còn lại thời gian còn lại nên nằm như vậy sẽ đỡ đau lưng sau này hơn. Những người hiểu biết đến thăm cũng sẽ không ai chê bạn là bất lịch sự cả.
Khi ở bệnh viện về nhà, các mẹ nên về nhà cho con bú sữa mẹ hoặc sữa ngoài.
3. Phòng sản phụ sau sinh nên thoáng mát. Bà đẻ cũng nên lau người bằng rượu gừng thơm tho. Như vậy, cơ thể bạn không có mùi gái đẻ. Và rượu gừng cũng làm ấm cơ thể, tẩy mùi cho bà đẻ rất hiệu quả.
Khi tắm cũng pha rượu gừng vào nước tắm và tắm nhanh. Nếu bạn sinh vào mùa hè thì cũng tắm luôn hàng ngày, không phải kiêng cữ.
4. Trong tháng bà đẻ không nên làm nhiều việc nặng hoặc giặt quần áo bằng tay vì như vậy sau này gân tay nổi nhiều rất xấu. Chưa kể làm việc nặng sau cứ ngồi đâu phát ra tiếng kêu, sau này rất ái ngại.
5. Xông hơi những vùng có mùi hôi
Bạn có thể xông hơi bằng nước lá và dùng nước dội lên người cho sạch. Mùa đông cố gắng không gội đầu ít nhất 10 ngày đầu. Nhưng phải vệ sinh ti thật sạch sẽ hàng ngày để con bú.
6. Vẫn vệ sinh răng miệng nhưng bằng nước ấm nhé. Điều này vừa giúp răng miệng sạch sẽ lại không gây ê buốt răng vì không dùng nước lạnh.
7. Cá thì không nên ăn các loại cá quá tanh, nên ăn cá lóc, cá hú kho tộ, cá biển thì ăn cá hồi (nhớ bỏ da). Tôm thì nên lột vỏ, bỏ chỉ để phòng tránh bị dị ứng. Trái cây thì ăn trái nào không quá chua hoặc quá nóng (sầu riêng, xoài, nhãn, xoài tượng mắm đường, cam quýt thì ngoài tháng mới được ăn).
8. Sản phụ không nên tự ý sử dụng thuốc, kể cả thuốc bổ, trong thời gian cho con bú để không ảnh hưởng tới chất lượng sữa cũng như sức khỏe của em bé.
9. Sản phụ sau sinh nằm trong phòng quá kín cũng như mặc thật nhiều quần áo có thể gây bất lợi cho cả mẹ và bé. Trước hết là vấn đề không khí lưu thông trong phòng: nếu phòng đóng kín cửa, không có không khí lưu thông sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển, gây bệnh cho cả mẹ và bé.
Bên cạnh đó, cả mẹ và bé đều cần được tắm nắng mỗi ngày để giúp cho cơ thể mẹ phục hồi sức khỏe và giúp bé mau phát triển. Tốt nhất là mẹ và bé nên tắm nắng trước 8h, và không nên tắm nắng quá 30 phút.
10. Kiêng “chuyện ấy”. Chuyện kiêng quan hệ vợ chồng sau khi sinh em bé là việc cần thiết đối với người phụ nữ.
Thông thường sau khi sinh con, tháng đầu tiên người mẹ vẫn còn đau đớn hoặc chịu nhiều ảnh hưởng sau khi sinh, có nhiều người bị các bệnh viêm nhiễm hoặc cơ thể còn rất yếu, vì vậy nên quan hệ khi người phụ nữ đã khỏe mạnh và sẵn sàng.
Phụ nữ sau sinh ngày xưa phải kiêng tiếp xúc với chồng vì bị cho rằng sẽ đem lại những điều xui xẻo, nhất là đến công danh, sự nghiệp của chồng. Đặc biệt, bà đẻ còn phải kiêng 'chuyện ấy' đến 3 tháng 10 ngày – hết thời gian ở cữ. Quan điểm này là khá phổ biến. Tuy nhiên, khoa học hiện đại đã chứng minh, chị em không nhất thiết phải kiêng cữ thái quá như thế nếu sức khỏe sau sinh đã ổn định.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]