Các bước vắt sữa bằng tay
Lau vú thật sạch, nhất là đầu ti.
Dùng tay massage nhẹ nhàng hoặc đặt một chiếc khăn ấm đặt lên vú sẽ giúp sữa về dễ dàng hơn.
Dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ đặt nhẹ nhàng lên thành ngực. Liên tục ấn vào rồi thả ra ngay là một trong những mẹo vắt và bảo quản sữa mẹ đúng cách.
Liên tục ấn xung quanh quầng vú từ nhiều phía.
Ấn xung quanh quầng vú tương tự từ nhiều phía.
Lưu ý:
Không nên chà mạnh ngón tay lên vú.
Không ấn hoặc kéo núm vú sẽ không thể vắt sữa được.
Mỗi bên vú nên vắt tối thiểu từ 3 đến 5 phút cho đến khi thấy sữa chảy chậm dần thì chuyển quan bên kia.
Sử dụng bơm hút sữa để vắt sữa dễ dàng hơn.
Bảo quản sữa mẹ được vắt ra
Nên sử dụng bình hoặc lọ bằng thủy tinh, đồ đựng bằng nhựa cứng có nắp đậy hoặc túi bảo quản sữa chuyên dụng.
Nên để khoảng trồng nhỏ trong bình sữa, đừng nên để đầy quá vì sữa đông lạnh thường chiếm nhiều thể tích hơn sữa thường.
Nếu vắt ra nhiều sữa thì nên chia ra nhiều bình, mỗi bình chứa 60-120ml để vừa đủ cho 1 lần ăn của trẻ để tránh lãng phí và đảm bảo vệ sinh.
Thời gian bảo quản sữa mẹ
Nếu để ngoài trời bình thường với nhiệt độ phòng 19-20 độ C thì có thể bảo quản được 4 giờ.
Nhiệt độ dưới 4 độ C của ngăn mát tủ lạnh, sữa có thể bảo quản được 3 ngày.
Trong ngăn đá tủ lạnh -18 đến -20 độ C, sữa mẹ có thể bảo quản được 6 tháng.
Cách sử dụng sữa mẹ đã bảo quản
Nên làm ấm sữa bằng cách cho bình chứa sữa vào một bát nước nóng để sữa nóng dần lên. Tuyệt đối không được làm nóng sữa bằng cách cho vào lò vi sóng để quay hoặc bắc đun trực tiếp trên bếp.
Nên cho trẻ ăn bằng cốc và thìa.
Lợi ích của sữa mẹ
Sữa mẹ có đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ trong 6 tháng đầu
Calo: trong sữa mẹ có chứa khoảng 600 – 700 kcal.
Protein: lượng protein trong sữa mẹ có ít hơn trong sữa bò nhưng protein trong sữa mẹ lại dễ tiêu hóa hơn protein trong sữa bò, còn protein trong sữa bò vào dạ dày dễ kết tủa khiến trẻ dễ bị đầy bụng khó tiêu.
Lipit: lipit trong sữa mẹ nhiều hơn trong sữa bò, đồng thời sữa mẹ có chứa men lipase giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng hơn, hấp thu các dinh dưỡng tốt hơn.
Lactose: sữa mẹ có nhiều lactose hơn sữa bò, điều này giúp cung cấp thêm năng lượng cho trẻ, đồng thời một số lactose khi vào ruột sẽ chuyển hóa thành axit lactic giúp cho sự hấp thu calci và muối khoáng tốt hơn.
Vitamin: trong sữa mẹ chứa nhiều vitamin A, C và D hơn sữa bò, nhất là vitamin A, điều này giúp cho trẻ tránh được bệnh khô mắt do thiếu vitamin A.
Muối khoáng: Trong sữa mẹ giàu sắt hơn sữa bò, giúp trẻ tránh được nguy cơ thiếu máu thiếu sắt, còn calci trong sữa mẹ ít hơn trong sữa bò nhưng lại dễ tiêu hóa hấp thu tốt hơn.
Sữa mẹ có chứa các chất kháng khuẩn và chống dị ứng
Một trong các lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ đó là sữa mẹ có chứa chất kháng khuẩn và chống dị ứng. Sữa mẹ là nguồn thức ăn vô khuẩn, sạch sẽ, trẻ bú mẹ trực tiếp nên đảm bảo vô khuẩn, vi khuẩn không có điều kiện phát triển, đồng thời sữa mẹ có chứa các chất kháng khuẩn và chống dị ứng nên trẻ bú sữa mẹ ít bị nhiễm khuẩn, dị ứng và tỉ lệ tử vong thấp hơn so với trẻ được nuôi nhân tạo.
Thuận tiện và đỡ tốn kém
Không tốn tiền mua sữa và dụng cụ pha chế.
Không mất công chế biến và có thể cho trẻ bú bất cứ lúc nào trẻ muốn.
Tăng cường mối quan hệ tình cảm mẹ con
Người mẹ cho con bú thường âu yến, nâng niu con, do vậy trẻ cảm thấy vui vẻ, bình yên, thoải mái, tình cảm mẹ con được hình thành và gắn bó hơn.
Trẻ phát triển khỏe mạnh.
Mẹ cảm thấy hạnh phúc và bớt nhọc nhằn.
Giúp bảo vệ sức khỏe cho bà mẹ
Cho con bú sớm giúp co hồi tử cung tốt và cầm máu sau đẻ.
Mẹ cho con bú sẽ hạn chế được quá trình rụng trứng.
Cho con bú thường xuyên sẽ hạn chế được viêm tắc vú, áp xe vú và ung thư vú.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]