1. Sự phát triển của thai nhi tháng thứ 7
Ở tuần lễ này, bé yêu vẫn đang tiếp tục phát triển hoàn thiện một số bộ phận còn lại. Lúc này chị em có thể cam nhận rõ ràng các cú đạp mạnh của bé, nhiều trường hợp cú đạp của bé khiến chị em cảm thấy rất đau và ngạt thở. Tuy nhiên, cảm nhận được thiên thần bé nhỏ của mình đang cử động chị em sẽ vô cùng hạnh phúc, thậm chí còn muốn âu yếm bé yêu nữa.
Bên cạnh niềm hành phúc chị em cũng đừng quên nhiệm vụ rất quan trọng là nếu nhưng cảm thấy bé cử động quá ít, thì phải đếm lại số lần bé cử động trong 1 tiếng. Trong tuần 30 này, mỗi giờ bé phải cử động ít nhất 10 lần/giờ, nếu thấy ít hơn chị em cần đến bệnh viện ngay để được tư vấn nhé. Ngoài ra, tuần này tuyến sữa của chị em bắt đầu phát triển rồi đấy.
2. Những thay đổi bên trong cơ thể mẹ
Chị em đã quyết định nên cho bé bú bình hay bú mẹ sau khi sinh chưa? Để tốt nhất cho sự phát triển của bé yêu chị em nên cho bé bú mẹ, vì sữa mẹ có rất nhiều dưỡng chất có lợi cho sự phát triển của bé sau này, tuy nhiên do có nhiều lý do chị em phải cho bé bú bình, hãy chia sẻ với bác sĩ để được tư vấn thêm nhé!
Trong tuần, các tuyến sữa của chị em đã bắt đầu hoạt động và sản xuất ra sữa non. Loại sữa này có màu vàng, đây cũng chính là nguồn cung cấp năng lượng và dưỡng chất chính cho cho bé yêu trong những ngày đầu sau khi sinh.
3. Dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 7
Tại thời điểm này, cơ thể bạn đã tăng thêm từ 7-9 kg. Có lẽ bạn cũng cảm thấy mình nặng nề hơn rồi đúng không? Nếu bây giờ MarryBaby khuyên bạn nên tăng cường thêm chất béo cho cơ thể, liệu bạn có lắc đầu lè lưỡi không?
4. Tập luyện khi mang thai tháng thứ 7
Cơ thể nặng nề làm nhiều mẹ lười tập thể dục hơn hẳn. Nếu vậy, bạn có thể xem xét đến việc tập tạ trong khoảng thời gian này. Đừng nghĩ tập tạ chỉ dành cho “đấng mày râu”. Bạn đang nhầm to rồi đấy! Bài tập tạ sẽ giúp cơ thể bạn khỏe mạnh và săn chắc hơn. Tùy tình trạng sức khỏe hiện tại, bạn có thể đứng hoặc ngồi khi thực hiện các động tác với tạ. Nhưng nhớ chỉ nên dùng tạ có trọng lượng nhẹ thôi nhé. Và cũng nhớ tránh động tác giãn cơ hoặc nằm ngửa.
5. Lưu ý khi mang thai tháng thứ 7
- Đi khám thai đều đặn: Cứ mỗi hai tuần một lần, bạn nên đến gặp bác sĩ. Tùy thuộc vào tiền sử bệnh và các nguy cơ của bản thân, bác sĩ có thể khuyên bạn nên xét nghiệm máu lại để kiểm tra HIV và giang mai, đồng thời bạn cũng được xét nghiệm chlamydia và bệnh lậu để chắc chắn về tình trạng của bạn trước khi sinh. Nếu kết quả kiểm tra đường huyết cao và chưa thực hiện các xét nghiệm tiếp theo, bạn sẽ sớm phải xét nghiệm dung nạp glucose trong 3 giờ.
- Hãy lập danh sách các câu hỏi bạn thắc mắc khi đi khám thai vì có thể bạn sẽ quên những điều quan trọng khi gặp bác sĩ. Bạn cũng nên tránh tối đa những cảm giác sợ hãi, buồn rầu hay tiêu cực.
- Mua sắm vài thứ cần thiết: Đây là thời điểm thích hợp để lên danh sách những thứ cần chuẩn bị trước khi sinh. Tã và khăn em bé là một trong những thứ bạn nên ưu tiên hàng đầu. Ngoài ra, bạn cũng nên trang bị đồ dùng dành riêng cho bé như: bấm móng tay, nhiệt kế, dụng cụ hút mũi, bột giặt…
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]