1. Giữ con bạn ở nhà
Khi con bạn bị sốt hơn 38 độ, hãy giữ con bạn ở nhà. Điều này giúp bạn nắm bắt được tình hình bệnh của con một cách nhanh chóng. Con bạn cũng sẽ nhận được sự quan tâm, chăm sóc tốt hơn và cũng tránh lây bệnh sang cho những trẻ cùng lớp.
2. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều
Khi bị cảm cúm, trẻ thường mất rất nhiều năng lượng để chống lại vi khuẩn, vi rút gây bệnh. Do đó, bạn hãy tạo điều kiện tốt nhất để cho trẻ nghỉ ngơi.
Hãy cho con bạn ngủ nhiều hơn hoặc cho chúng ra một nơi thoáng mát, thoải mái để chơi những đồ chơi chúng thích, đọc truyện cho chúng nghe cũng không phải là một ý kiến tồi.
3. Chống nghẹt mũi
Nếu con bạn bị nghẹt mũi do cảm cúm thì bạn có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục như nhỏ mũi với vài giọt nước muối, sử dụng thuốc xịt mũi, thuốc thông mũi hoặc sử dụng bầu hút mũi. Việc rửa sạch mũi sẽ giúp con bạn có thể phục hồi nhanh hơn khi bị cảm cúm.
4. Chống mất nước
Một điều các mẹ không thể quên khi con bị cảm cúm đó là tích cực bổ sung nước cho bé. Việc cho trẻ uống nhiều nước sẽ tránh được việc bé bị mất nước và làm loãng được nước mũi.
Đối với trẻ trên 6 tháng tuổi thì bạn có thể cho bé uống nước lọc, nước hoa quả hoặc các thức uống dinh dưỡng khác. Còn đối với trẻ dưới 6 tháng tuổi thì nên duy trì bú sữa mẹ hoặc sữa dinh dưỡng (nếu cần).
5. Điều trị da bị kích thích
Việc bạn lau mũi cho con nhiều khi con bị cảm cúm có thể khiến cho da ở vùng mũi của chúng đỏ và rát. Vì thế, bạn nên sử dụng một miếng vải ẩm ướt và ấm áp để nhẹ nhàng lau cho bé.
6. Xoa dầu
Xoa dầu sẽ giúp bé ngủ ngon hơn và dễ thở hơn khi bị cảm cúm. Trước khi sử dụng dầu, bạn nên hỏi ý kiến của bác sỹ. Các mẹ cũng nên nhớ khi xoa dầu thì cần tránh xoa dầu lên những vùng nhạy cảm của bé như mắt, miệng…
7. Cho trẻ ăn súp gà và thức uống ấm khác
Đối với những trẻ trên 6 tháng tuổi, khi bị cảm cúm, bạn hãy cho trẻ ăn thêm súp gà và một số loại thức uống như nước táo, nước cam…Nhiều nghiên cứu khoa học đã chứng minh rằng súp gà có tác dụng làm giảm bớt các triệu chứng cảm cúm như mệt mỏi, sốt, đau nhức…
8. Nâng đầu (áp dụng cho trẻ trên 12 tháng)
Bạn có thể nâng đầu bé cao hơn một chút khi ngủ bằng cách đặt vài chiếc khăn hoặc gối dưới nệm của bé, để bé có thể thở dễ dàng hơn. Đối với những bé hay xoay người lung tung thì bạn không nên lạm dụng cách này bởi nó dễ phản tác dụng.
9. Xì mũi
Nếu như con bạn đã trên 2 tuổi thì hãy dạy bé cách xì mũi. Xì mũi là một cách dễ dàng để vệ sinh mũi sạch sẽ, giúp bé thở một cách dễ dàng, thoải mái hơn khi bị cảm cúm.
10. Mật ong
Khi con bạn bị cảm cúm, bạn có thể cho bé uống nửa thìa hoặc một thìa cà phê mật ong. Mật ong sẽ giúp bé bớt ho và làm giảm đau rát ở cổ họng. Bạn có thể hòa mật ong với nước ấm hoặc cho thêm chanh để cung cấp vitamin C cho bé. Sau khi bé uống mật ong thì hãy cho bé súc miệng bằng nước ấm hoặc cho bé đánh răng (nếu là buổi tối).
Nếu con bạn dưới một tuổi thì tuyệt đối không được cho bé uống mật ong vì nó có thể gây ra chứng ngộ độc hiếm gặp và gây tử vong.
11. Súc miệng bằng nước muối
Súc miệng bằng nước muối là một cách đơn giản để con bạn bớt đau họng và làm sạch chất nhầy ở cổ họng. Khi bị cảm cúm, hãy cho bé súc miệng bằng nước muối từ 3 – 4 lần một ngày.
12. Tạo độ ẩm
Việc bạn tạo cho bé một bầu không khí có độ ẩm sẽ giúp cho bé dễ thở và đỡ ngạt mũi hơn. Bạn có thể đặt trong phòng bé một chiếc máy tạo độ ẩm hoặc máy phun sương.
Ngoài ra, cho trẻ tắm bằng nước ấm cũng sẽ giúp bé thư giãn, thoải mái hơn.
Theo Phunutoday
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]