1. Không giỏi khả năng giao tiếp phi ngôn từ
Một trong những triệu chứng phổ biến nhất của chứng tự kỷ đó là khó khăn với giao tiếp phi ngôn từ (giao tiếp bằng cử chỉ, ánh mắt, điệu bộ...) Điều đó có nghĩa con của bạn không thể giao tiếp bằng mắt, không có khả năng sử dụng và hiểu được biểu cảm nét mặt, cũng như có các ngôn ngữ cơ thể không phù hợp. Nhiều cha mẹ cho biết dấu hiệu ban đầu họ nhận thấy là con không nhìn vào mắt họ khi nói chuyện. Mỗi trẻ phát triển ở mức độ khác nhau, nhưng nếu bạn quan tâm đến kỹ năng giao tiếp của con mình, hãy nhờ đến sự tư vấn của bác sĩ nhi khoa.
2. Kìm hãm cảm xúc
Trẻ em mắc chứng tự kỷ thường chống lại nỗ lực muốn nựng yêu hoặc ôm hôn của bạn. Với trẻ tự kỷ, những hành động như thế là quá mức và bé có thể không hiểu đó là cách bạn thể hiện tình yêu của mình. Nếu con thỉnh thoảng không muốn ngồi trên đùi của bạn vì bé đang bận để tâm đến những thứ khác, thì bạn đừng quá bận tâm. Chỉ những kháng cự với những hành động thể hiện tình cảm thì bạn mới nên lo lắng.
3. Thiếu nhạy cảm hoặc quá nhạy cảm
Trẻ tự kỷ ít nhiều đều có vấn đề về giác quan, biểu hiện việc trẻ hay đưa các đồ vật lên ngửi, liếm. Các rối loạn khác như ăn muối không thấy mặn, ăn chanh không chua, quay tròn lâu không chóng mặt, thích leo trèo cao, thích lộn đầu xuống đất, đập đầu vào tường không biết đau, bịt tai khi nghe thấy âm thanh thông thường.
4. Chậm nói
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ khác nhau về mức độ nghiêm trọng, nhưng với nhiều trẻ, việc chậm nói chính là dấu hiệu rõ nhất. Một số trẻ không nói gì cả, một số trẻ lại phát triển với tốc độ riêng của mình. Vì vậy để có thể nhận ra, bạn nên so sánh thời gian con bắt đầu nói với những đứa trẻ cùng tuổi khác, hoặc với chính anh chị em của chúng. Khi con bạn không đạt được mốc phát triển nói bình thường, bạn nên đưa con đi gặp bác sĩ để tìm ra nguyên nhân trước khi quá muộn vì bệnh tự kỷ nếu được phát hiện sớm thì càng có nhiều khả năng chữa trị.7. Không có kỹ năng giao tiếp
Trên thực tế, trẻ sơ sinh cũng có những phản ứng "qua lại" như một cuộc trò chuyện, ngay cả khi bạn không thể hiểu bé đang nói gì. Tuy nhiên, trẻ mắc chứng tự kỷ lại không có kỹ năng này. Với một số trẻ, bạn đầu vẫn có thể giao tiếp bình thường, nhưng khi bệnh phát triển, những kỹ năng đàm thoại sẽ biến mất. Thế nên, bất cứ lúc nào con bạn gặp khó khăn trong khả năng giao tiếp, đã đến lúc nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ. Vì việc thiếu kỹ năng trò chuyện thích hợp có thể là dấu hiệu của bệnh tự kỷ mà bạn nên chú ý.
5. Sự lặp lại
Hành động và lời nói lặp đi lặp lại là một trong những điểm nổi bật của bệnh tự kỷ. Sự lặp lại có thể là điều bình thường với một số trẻ, nhưng cũng có thể là tật ở những trẻ khác. Dù bé lặp đi lặp lại việc gì, con bạn nên được đánh giá để đưa ra một chẩn đoán chính xác. Điều này có thể bao gồm vỗ tay và nhắc lại những từ hoặc cụm từ nhiều lần.
6. Tập trung vào các chi tiết
Điều này nghe có vẻ không quá tệ, nhưng trẻ em mắc chứng tự kỷ thường bị ám ảnh bởi một số khía cạnh nhất định của vấn đề nào đó. Ví dụ như bé sẽ tập trung vào các bánh xe trên chiếc xe yêu thích của mình, có thể xoay bánh xe nhiều lần theo cách không hẳn đang chơi với đồ chơi. Trẻ em bản năng là tò mò và bị ám ảnh với những thứ nhất định ở hầu hết các giai đoạn phát triển. Tuy nhiên, nếu nỗi ám ảnh đó có xu hướng vào các chi tiết chứ không phải là tổng thể, bạn nên mau chóng nói chuyện bác sĩ nhi khoa của con.
7. Không thích sự thay đổi
Hầu như trẻ tự kỷ muốn tất cả mọi điều phải quen thuộc, gần gũi, trẻ rất ghét sự thay đổi, xáo trộn: từ những đồ dùng cá nhân, đồ dùng học tập cho đến nơi chốn sinh hoạt hàng ngày. Đối với trẻ tự kỷ, sự không quen thuộc đồng nghĩa với sự thiếu an toàn, trẻ sẽ cảm thấy bất an khi có một người lạ, đồ vật lạ hay đến một nơi xa lạ.
8. Hành vi gây phiền toái nơi công cộng
Thường trẻ tự kỷ ít quan tâm đến các chuẩn mực xã hội. Trẻ muốn làm theo sở thích cá nhân nên rất dễ có những hành vi trái ngược với sự mong đợi của người khác. Ví dụ như: la khóc khi người lớn không đáp ứng sở thích của trẻ, chụp nhanh những đồng tiền từ tay nhân viên bán hàng hay một món đồ chơi từ tay đứa trẻ bên cạnh, tự lấy đồ ở giỏ sách của người khác mà không mắc cỡ, ngượng ngùng.
9. Những hành vi liên quan khác
Những cá nhân bị tự kỷ cũng có thể phát triển những triệu chứng đa dạng khác nhau, những rối loạn tinh thần xuất hiện bao gồm rối loạn tăng động kém chú ý, (chứng) loạn tâm thần, sự buồn chán, rối loạn ám ảnh cưỡng bức và những rối loạn lo âu khác. Những trẻ bị tự kỷ cũng có thể có biểu hiện những hành vi phá phách. Trẻ có thể tấn công lại bản thân hay những người khác.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]