Cách xử lý khi bị côn trùng cắn:
Ngay sau khi bé bị cắn, bạn hãy nhanh chóng bôi 1 ít kem đánh răng lên vết thương của bé, vết cắn sẽ dịu đi thấy rõ. Nếu có dầu xanh bạn cũng có thể dùng dầu, tác dụng tương tự.
Đối với những trường hợp bị côn trùng cắn gây ngứa ngáy hay sưng đỏ thông thường, muốn nhanh chóng thoát khỏi cảm giác khó chịu thì có thể thử các cách sau, tuỳ theo lúc đó trong tay bạn có “vũ khí” nào:
- Trước hết dùng nước rửa sạch vết thương, có thể rửa bằng xà phòng diệt khuẩn
- Chườm một cục nước đá lên vết sưng trong 5 phút
- Dùng bông gòn thấm một ít nước cốt chanh hay giấm thoa lên vết cắn
- Dùng muối ăn trộn với một chút nước thành một hỗn hợp sền sệt rồi bôi lên chỗ bị sưng
- Trong nước bọt của côn trùng có một lượng rất nhỏ acid formic (axít fooc-mít) và loại acid này làm vết cắn sưng tấy và làm ngứa vùng da bị cắn, đốt. Hỗn hợp chanh hay giấm sẽ giúp trung hoà acid và bạn sẽ thấy bớt đau ngay lập tức. Ngoài ra bạn cũng có thể tìm vôi bột đắp lên vết cắn, vôi bột là muối kiềm nên sẽ trung hoà acid formic.
- Còn những vết do kiến càng cắn hay ong chích, để trung hoà hết nọc độc, bạn hãy nghiền nhỏ 1 viên aspirin, hoà với một chút nước rồi thoa lên chỗ bị đốt, hôm sau vết cắn sẽ hết ngay.
1. Khi bị muỗi cắn:
- Mẹ có thể bôi 1 ít kem đánh răng lên vùng da sưng đỏ khi trẻ bị muỗi cắn, vết cắn sẽ dịu đi thấy rõ. Nếu có dầu xanh bạn cũng có thể dùng dầu, tác dụng tương tự.
- Dùng nước sạch rửa qua vết cắn và chà nhẹ lên da một ít muối trắng sạch. Cách này vừa giúp sát trùng và làm giảm ngứa.
- Chườm một cục nước đá lên vết sưng trong 5 phút.
- Dùng bông gòn thấm một ít nước cốt chanh hay giấm thoa lên vết cắn cũng có tác dụng giảm sưng và ngứa cho bé.
2. Khi bị nhện cắn
Cố gắng xác định loại nhện đã cắn trẻ nhằm loại trừ nguyên nhân là do nhện góa phụ đen cắn. Loại nhện này cực độc cần phải khẩn trương đưa trẻ đi câp cứu
- Làm sạch vùng nhện cắn bằng xà phòng và nước.
- Dùng một miếng gạc lạnh để đắp trên vị trí nhện cắn nhằm giúp vết thương dễ chịu hơn.
- CHo trẻ uống Aspirin hoặc acetaminophen (tylenol) và thuốc kháng histamine để làm giảm nhẹ dấu hiệu và triệu chứng. Tuy nhiên lưu ý khi sử dụng thuốc aspirin cho trẻ nhỏ tuổi.
3. Khi bị ong đốt:
- Lấy bỏ ngòi cắm của con ong trên da bằng cách dùng một nhíp nhỏ để gắp hoặc dùng 1 vật có bờ sắc để gạt nhẹ ngòi ong. Tránh nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra.
- Rửa vết đốt bằng nước và xà phòng.
- Đặt miếng gạc ẩm, lạnh lên chỗ bị đốt. Nếu có sẵn nước đá lạnh cuốn vào trong một miếng vải đắp lên chỗ bị đốt để giảm sưng đau.
- Cho nằm nghỉ ngơi nơi mát, uống nhiều nước.
- Khi có nhiều biểu hiện đỏ da, mề đay, ngứa lan rộng toàn thân và có các dấu hiệu dị ứng, nhiễm độc - như nôn mửa, hốt hoảng, bồn chồn, kích thích vật vã, tức ngực, khó thở… cần chuyển ngay đến bệnh viện gần nhất.
4. Khi bị rắn độc cắn
Cần rửa sạch và băng bó vết thương cẩn thận để không tạo áp suất và gây bầm tím.
- Nới lỏng quần áo của bé và đưa bé vào chỗ có bóng râm.
- Để bé nằm yên, hạn chế bé cử động sẽ khiến máu chảy và truyền nọc đọc đến tim nhanh hơn.
- Rửa sạch vết cắn bằng nhiều nước (nước muối, xà phòng hoặc thuốc sát khuẩn vết thương nếu có) để loại bỏ nọc độc.
- Chườm nước đá ở vết cắn. Cởi bỏ quần áo, đồ trang sức ở vùng vết cắn, vì có thể gây chèn ép sau này khi vết cắn sưng phù.
- Cố định chân tay nhưng không được hạn chế sự lưu thông của máu. Rửa sạch và băng bó vết thương cẩn thận để không tạo áp suất và gây bầm tím.
- Nhanh chóng chuyển bé tới bệnh viện. Cần giữ cho bé nằm yên trong suốt thời gian vận chuyển, để vị trí vết cắn thấp hơn so với tim để hạn chế sự lan toả nhanh chóng của nọc độc.
Ngăn ngừa côn trùng đốt như thế nào?
Tránh dùng nước hoa và quần áo sáng màu để giảm nguy cơ bị ong đốt. Kiểm soát mùi hôi tại những buổi dã ngoại, rác..., là nơi có thể thu hút côn trùng.
Phá hủy hoặc rời tổ, bọng ong ra xa nhà của bạn.
Tránh tình trạng các ổ nước ứ đọng sẽ là nơi thu hút muỗi. Bao che thân thể với quần áo, nón, tất và găng tay khi đi vào khu vực có nguy cơ cao bị côn trùng đốt, cắn.
Duy trì tốt vệ sinh cá nhân và hộ gia đình. Thường xuyên kiểm tra và tiêu diệt bọ chét ở mèo, chó và vật nuôi trong gia đình. Sử dụng chất xua côn trùng có sẵn ở thị trường có chứa DEET (diethyltoluamide) là những biện pháp hiệu quả nhất. Permethrin có thể sử dụng để ngâm quần áo có tác dụng bảo vệ trong hai tuần, qua hai lần giặt và cũng có thể bôi trực tiếp lên da, có tác dụng xua côn trùng trong vài ngày. Vitamin B1 có thể được sử dụng như một loại thuốc chống côn trùng (da có một mùi đặc trưng).
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]