1. Với các gia đình du lịch sum họp:
- Chọn những điểm đến phát triển về dịch vụ du lịch sẽ thuận lợi hơn nếu điểm đến ở nước ngoài và không phải quốc gia đón tết theo âm lịch. Nếu du lịch trong nước thì nên chuẩn bị một số đồ ăn dự trữ phòng trường hợp hạn chế các dịch vụ dành cho khách nhân dịp tết.
- Cần lên kế hoạch, mua vé máy bay, tàu, xe, đặt khách sạn càng sớm càng tốt vì chi phí các dịch vụ này thường tăng lên vào cận tết, thậm chí “cháy” vé, hết phòng.
2. Đi “bụi” trong nước:
- Các điểm đến ưa thích với người dân phía Bắc vẫn lại là Tây Bắc qua các địa danh lẫy lừng: Điện Biên, Sơn La, cực tây Apachải, Lai Châu, Lào Cai, Hà Giang, tây Nghệ An... Đây là những điểm đến hấp dẫn vào mùa xuân bởi cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống còn khá hoang sơ của người dân tộc thiểu số. Ở các vùng đất này, vài chai rượu, bánh chưng, bao thuốc lá mang từ dưới xuôi luôn là cầu nối thân thiện với người dân bản địa. Tương tự, ở khu vực phía Nam vẫn là Nha Trang, Đà Lạt... do thời tiết tương đối dễ chịu, mát mẻ so với khu vực Đông Nam bộ và TP.HCM.
Cần tìm hiểu kỹ kinh nghiệm du lịch tết để có chuyến đi an toàn
- Cần chuẩn bị lương thực dự trữ, đồ ăn khô khi rơi vào cảnh không biết... ăn gì, ngủ đâu.
3. Đi “bụi” ở nước ngoài:
- Nên có một lịch trình sơ bộ cho gia đình, bạn bè ở nhà biết kẻo tết đến mọi người lại cuống quýt tìm xem bạn ở đâu.
- Nếu điểm đến là Trung Quốc, Hàn Quốc, Mông Cổ (các quốc gia đón tết âm lịch như VN) thì những lưu ý về đồ ăn, chỗ ngủ cần phải được quan tâm kỹ tại mỗi điểm đến. Không mải vui chơi mà quên mất những điều kiện căn bản cho chuyến đi.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]