1. Jeff Hoffman - Người sở hữu website trị giá hàng tỷ đô Priceline.com
Ông quan niệm thất bại là mẹ của thành công.
Hoffman là người đã góp phần xây dựng nên website chuyên bán vé online Priceline.com, một trong những công ty đang nắm giữ công nghệ kỹ thuật số Walker, và sau đó đứng đầu các lĩnh vực kinh doanh khác của Walker (bao gồm cả Priceline YardSale – mô hình bán đấu giá tất cả mọi thứ, từ đồ chơi cho đến tủ lạnh).
Ông quan niệm thất bại là mẹ của thành công. Jeff Hoffman chia sẻ kinh nghiệm : Khi tôi thất bại, tôi ngay lập tức ngồi xuống và phân tích thất bại của mình. Tôi liệt kê một danh sách để tìm ra tất cả những điều tôi đã làm sai. Bằng cách nhìn vào biểu đồ thời gian, tôi có thể cảm nhận khi nào mọi thứ đang đi sai hướng vì tôi đã học được cách làm thế nào để phân tích những thất bại đó của mình.
Sun Microsystems là một trong những khách hàng của chúng tôi. Một ngày, chúng tôi nhận được điện thoại từ họ nói rằng họ sẽ chấm dứt hợp đồng. Tôi ngay lập tức tập hợp cả nhóm để cùng nhau phân tích những lý do khiến hãng này muốn chấm dứt hợp đồng. Kết quả là chúng tôi đã tìm ra những điểm chưa hợp lý trong các sản phẩm của mình, cũng như trong cách chúng tôi giao dịch với khách hàng. Chúng tôi và Sun Microsystems đã cùng nhau thống nhất một biểu đồ và cuối cùng họ đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng với chúng tôi.
Bây giờ, thay vì yêu cầu khách hàng đưa cho chúng tôi những bản đánh giá hàng năm, chúng tôi luôn luôn yêu cầu khách hàng ghi lại những mong đợi của họ hàng ngày. Có như vậy chúng tôi mới có những điều chỉnh hợp lý sao cho cả hai bên cùng hài lòng.
2. Masayoshi Son: thất bại luôn thúc đẩy hướng tới thành công
Masayoshi Son đã có công lớn là góp phần chuyển biến nước Nhật từ một cái ao tù trong thị trường Internet thành một mạng lưới tốc độ cao tiên tiến và tăng trưởng nhanh nhất thế giới.
Bị loại khỏi danh sách những người giàu nhất thế giới, nhưng Masayoshi Son lại nói rằng đây là quãng thời gian hạnh phúc nhất trong đời ông. Chỉ trong vòng vài năm, Masayoshi Son đã có công lớn là góp phần chuyển biến nước Nhật từ một cái ao tù trong thị trường Internet thành một mạng lưới tốc độ cao tiên tiến và tăng trưởng nhanh nhất thế giới. Nhờ dịch vụ Yahoo BB, dịch vụ kết nối Internet siêu tốc băng thông rộng của Masayoshi Son, nước Nhật đang trên đà qua mặt Mỹ về tỷ lệ số hộ gia đình có kết nối Internet tốc độ cao (tỷ lệ này ở Nhật là 4,8%, còn ở Mỹ là 5,6%).
Thành công của Masayoshi Son là kết quả của ý chí và tinh thần làm việc say mê, miệt mài không ngừng nghỉ. Ông cùng một nhóm kỹ sư làm việc 17 giờ mỗi ngày và không nghỉ ngày lễ hay ngày cuối tuần suốt một năm rưỡi dài dằng dặc để đưa hoạt động kinh doanh vào nền nếp. Từ đầu năm 2004, Yahoo BB là mạng đầu tiên ở Nhật cung cấp dịch vụ video theo yêu cầu với các bộ phim hay của Holywood sẵn sàng đến từng nhà thuê bao qua modem và kết nối băng thông rộng. Tham vọng của Son là tạo ra cả một thế giới truyền thông giải trí hoàn toàn mới.
3. Jeff Bezos - Chủ tịch kiêm sáng lập viên Amazon
Tham vọng của Jeff Bezos muốn biến “Amazon không chỉ là “cửa hàng sách lớn nhất trên thế giới” mà là “cửa hàng bách hóa lớn nhất thế giới”.
Sau 16 năm thành lập, Amazon.com đã có hơn 100 triệu khách hàng với doanh thu bán là 30 tỷ USD, kể cả sau khủng hoảng toàn cầu, Amazon đã có một cuộc trở lại ngoạn mục, dự đoán doanh thu của công ty này có thể tăng lên 100 tỷ USD vào năm 2015. Năm 2011, ông được tạp chí Forbes bình chọn là tỷ phú giàu thứ 30 trên thế giới với tài sản 18 tỷ USD.
Tham vọng của Jeff Bezos muốn biến “Amazon không chỉ là “cửa hàng sách lớn nhất trên thế giới” mà là “cửa hàng bách hóa lớn nhất thế giới”. Mỗi lần mở rộng, Jeff Bezos liên tục nhấn mạnh 6 giá trị nòng cốt: chất lượng phục vụ khách hàng, sở hữu, hành động, tiết kiệm, chất lượng nhân lực cao và liên tục cải tiến. Nhờ vậy, Amazon đã xây dựng được một thương hiệu cực kỳ uy tín với lượng lớn khách hàng trung thành.
“Cha đẻ” Amazon.com cho rằng: “Điều cốt yếu là một công ty phải biết thử nghiệm, và thử nghiệm càng nhiều càng tốt, đồng thời phải chấp nhận là một số trong những cuộc thử nghiệm đó sẽ thất bại. Nhưng không sao, vì nếu thử nghiệm nhiều thì sẽ có một vài ý tưởng thành công. Đó là suy nghĩ khi bạn muốn phát minh, chúng tôi không bao giờ muốn chỉ tạo ra những sản phẩm copy của người khác”.
Với tâm huyết phục vụ khách hàng, kỷ luật dài hạn trong quản lý tài chính, sự sẵn sàng chấp nhận nguy cơ, nỗ lực cải tiến không mệt mỏi và tầm nhìn thiên tài, Jeff Bezos xứng đáng khi được ví như Steve Jobs của Amazons.
Thùy Phạm (TH) - Landmarkvietnam
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]