Nhiều doanh nhân nổi tiếng Việt Nam có bằng Tiến sĩ nhưng số khác lại bỏ dở đường học hành để làm kinh doanh. Dù có khối tài sản rất lớn, họ "không có tên" trên sàn chứng khoán.Từng giữ chức vụ chủ chốt tại hai
ngân hàng, là chủ tịch tập đoàn BRG, bà Nguyễn Thị Nga cũng có lý lịch học vấn đầy ấn tượng. Người
phụ nữ sinh năm 1955 này từng tốt nghiệp đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là đại học Kinh tế Quốc dân), sau đó học qua nhiều lớp
kinh tế ở Pháp, Đức, Nhật Bản, Úc, và là người Việt Nam đầu tiên được mời học ở George Town (Mỹ), do quỹ tài trợ của bà Hillary Clinton, phu nhân cựu Tổng thống Bill Clinton, dành riêng cho các nhà lãnh đạo tập đoàn kinh tế.
Là chủ tịch của một trong những công ty tư nhân hàng đầu Việt Nam, ông Nguyễn Đăng Quang có học vị Tiến sĩ. Theo giới thiệu ngắn gọn trên website của tập đoàn Masan, ông Quang nhận bằng Tiễn sĩ khoa công nghệ của Học viện Khoa học quốc gia Belarus và bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh của đại học Kinh tế Nga Plekhanov.
Sinh năm 1960, ông chủ của tập đoàn Him Lam Dương Công Minh sớm tu nghiệp theo con đường học hành bài bản. Năm 1984, ông là cử nhân chuyên ngành Vật giá tại đại học Kinh tế Kế hoạch (nay là đại học Kinh tế Quốc dân). Ông vào quân đội, là đại tá và từng có 13 năm làm quản lý tại các doanh nghiệp trong quân đội. Sau này, ông "ra riêng", thành lập công ty xuất nhập khẩu trái cây, công ty làm dịch vụ nhà đất rồi trở thành
đại gia ngành địa ốc.
Sớm tình nghuyện vào quân ngũ khi 15 tuổi, đường học của "chúa đảo" Tuần Châu Đào Hồng Tuyển bị bỏ dở giữa chừng khi ông mới chỉ ở tuổi của một học sinh cấp III. Đến những năm 80, ông mới tại ngũ, ở lại TP.HCM lập nghiệp từ nghề dọn chuồng lợn, bưng bia ở các quán nhậu, phải ngủ trên vỉa hè, gara ô tô, công viên hay mái hiên nhà phố. Dù con đường học vấn không dài, nhưng ông Tuyển hiện được coi là một trong những tỷ phú giàu nhất Việt Nam, với triết lý làm giàu: "Phải dám nghĩ những điều to lớn, không tưởng".
Lớn lên trong hoàn cảnh gia đình thất bát, từng làm người ở, học may, bán hàng..., doanh nhân U80 Trần Thị Hường khá kín tiếng khi nói về con đường khởi nghiệp đã qua của mình. Đường học vấn của bà sau những biến cố gia đình, sớm bước chân vào thương trường cũng không được đến nơi đến chốn.
Sinh ra ở Thái Bình trong một gia đình thuần nông, ông chủ của Gelexi
mco Vũ Văn Tiền ban đầu chọn cho mình con đường trở thành sĩ quan kỹ thuật. Ông theo học Học viện kỹ thuật quân sự trước khi xuất ngũ, để thi vào trường đại học Kinh tế quốc dân chuyên ngành kế hoạch. Hiện tại ông là Chủ tịch ngân hàng An Bình, Chủ tịch Geleximco và giữ chức vụ lãnh đạo trong tập đoàn công nghệ CMC.
Là chủ tịch của một trong những tập đoàn tư nhân chưa niêm yết hàng đầu Việt Nam, ông Trần Quí Thanh tốt nghiệp chuyên ngành chế tạo máy tại đại học Bách Khoa năm 1978, khi ông 25 tuổi. Mặc dù có trong tay bằng kỹ sư cơ khí, nhưng ông lại lựa chọn hướng vào kinh doanh, với công việc ở Tổng công ty thực phẩm Trung ương. Sau này, ông đạt học vị Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh của trường đại học Nam California (Southern California University). Ông Thanh cũng như các doanh nhân nổi tiếng nêu ở trên dù có khối tài sản rất lớn, nhưng do công ty chưa niêm yết trên sàn chứng khoán hoặc tài sản được đứng tên với hình thức khác nên không thuộc danh sách "người giàu sàn chứng khoán".
Theo Zing.vn