1. Bà Mai Kiều Liên – CEO của Vinamilk
Bà Mai Kiều Liên nằm trong danh sách 50 nữ doanh nhân có quyền lực nhất ở châu Á do Forbes công bố năm 2013. (Nguồn Internet)
Bà Mai Kiều Liên Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Vinamilk, nữ doanh nhân xuất sắc nằm trong danh sách 50 nữ doanh nhân có quyền lực nhất ở châu Á do Forbes công bố năm 2013.
Là người đứng đầu doanh nghiệp quy mô “khủng”, bà Liên luôn vững vàng điều hành Vinamilk vượt qua nhiều thử thách giúp Vinamilk cán mốc doanh thu 1,5 tỷ USD, trở thành thương hiệu được uy tín khắp Châu Á.
Năm 2011, bà Liên chính thức lọt vào Top 100 người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Tuy nhiên, với 130,64 tỷ đồng, giá trị cổ phiếu VNM chỉ đủ để bà Liên giành được vị trí khiêm tốn 63 trong bảng xếp hạng.
Cũng trong năm 2013, bà Liên đứng ở vị trí thứ 10 trong danh sách 50 phụ nữ giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. Bà đứng sau chị em nữ đại gia họ Phạm và một số sếp lớn trong các doanh nghiệp tư nhân.
Hiện tại, nhiều chuyên gia phân tích đều đánh giá cao cổ phiếu VNM và đưa ra khuyến nghị mua vào với cổ phiếu này. Dù vậy, cơ hội cho bà Liên bứt phá mạnh trong danh sách những người giàu nhất sàn chứng khoán không hề cao vì khối lượng cổ phiếu bà Liên nắm giữ khiêm tốn hơn rất nhiều so với các đồng nghiệp khác. Tuy nhiên khi nhắc đến nữ tướng của Vinamilk giới chuyên gia vẫn luôn dành sự ưu ái đặc biệt.
2. Bà Nguyễn Thị Mai Thanh – CEO của REE Corp
Năm 2006, bà Nguyễn Thị Mai Thanh đứng ở vị trí á quân trong danh sách dành riêng cho nữ doanh nhân và đứng ở thứ 9 trong Top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam. (Nguồn Internet)
Năm 2006, bà đứng ở vị trí á quân trong danh sách dành riêng cho nữ doanh nhân và đứng ở thứ 9 trong Top những người giàu nhất sàn chứng khoán Việt Nam.
Tuy nhiên bà Thanh vẫn được giới đầu tư đánh giá cao, ông Dominic Scriven, Tổng Giám đốc Công ty Quản lý Quỹ Dragon Capital, Phó Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty REE, nhận xét về nữ doanh nhân quyền lực của REE: “Vì đâu REE từ một công ty nhỏ, có giá trị 1 triệu USD giờ đã đạt đến 200 triệu USD? Không thể không nhắc đến bà Thanh và những chiến lược táo bạo của bà. Bà là người luôn lắng nghe góp ý nhưng quyết đoán khi ra quyết định”.
REE dưới sự dẫn dắt của bà Mai Thanh đã phát triển từ một xí nghiệp cơ khí cũ kỹ, sản xuất thiết bị điện lạnh cho các nhà máy nước đá, thành một thương hiệu trị giá hàng trăm triệu đôla. REE được biết đến là công ty Việt Nam đầu tiên cổ phần hóa, đầu tiên niêm yết trên thị trường chứng khoán, đầu tiên phát hành trái phiếu chuyển đổi...
3. Bà Trương Thị Lệ Khanh – CEO của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
Tháng 6/2013, bà Trương Thị Lệ Khanh được lọt vào Top 10 nữ doanh nhân thành đạt do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn. (Nguồn Internet)
Bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đã có cú bứt phá ngoạn mục, trở thành nữ tỷ phú giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.
Nhờ mức tăng gần gấp đôi của cổ phiếu VHC lên ngưỡng 55.000 đồng/cố phiếu trong 2 phiên giao dịch vào thời điếm cuối tháng 9/2014, bà Trương Thị Lệ Khanh - Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc của Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn đang sở hữu trên 30,4 triệu cổ phiếu VHC, tương đương gần 1.700 tỷ đồng, chiếm 50,3% cổ phần của Thủy sản Vĩnh Hoàn.
Với số tài sản khổng lồ này, bà Trương Thị Lệ Khanh hiện vượt lên trên nhiều đại gia trong lĩnh vực ngân hàng, bất động sản, công nghệ, chứng khoán, bán lẻ... để đứng thứ 8 trong top 10 những người giàu nhất trên thị trường chứng khoán Việt.
Tháng 6/2013, bà được lọt vào Top 10 nữ doanh nhân thành đạt do tạp chí Forbes Việt Nam bình chọn.
4. Bà Dương Thị Mai Hoa – CEO Vingroup
Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc của Vingroup, bà Dương Thị Mai Hoa từng là Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ của VIB. (Nguồn Internet)
Trước khi được bổ nhiệm vào vị trí Tổng Giám đốc của Vingroup, bà Dương Thị Mai Hoa từng giữ nhiều chức vụ quan trọng tại các ngân hàng khác nhau. Bà gia nhập VIB vào năm 2007 với vai trò là Giám đốc tài chính. Tháng 3/2009, bà được bổ nhiệm vào vị trí Phó Tổng giám đốc kiêm Giám đốc Khối Ngân hàng bán lẻ của VIB và tháng 9/2011 chính thức trở thành TGĐ của VIB.
Sau gần 1 năm gắn bó với Maritime Bank, bà Hoa lại về “đầu quân” cho Tập đoàn của tỷ phú trẻ Việt Nam Phạm Nhật Vượng. Quyết định bổ nhiệm này được HĐQT Tập đoàn Vingroup đưa ra nhằm thúc đẩy lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới, được xác định là hướng kinh doanh mũi nhọn trong tương lai của Tập đoàn: Thương mại điện tử.
5. Bà Phạm Thị Việt Nga – CEO của Dược Hậu Giang
Bà Phạm Thị Việt Nga một trong 2 CEO Việt duy nhất từng lọt vào top 50 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất Châu Á năm 2013 của Forbes sinh năm 1951 tại tỉnh Hậu Giang. (Nguồn Internet)
Bà Phạm Thị Việt Nga một trong 2 CEO Việt duy nhất từng lọt vào top 50 nữ doanh nhân có thành tích xuất sắc nhất Châu Á năm 2013 của Forbes sinh năm 1951 tại tỉnh Hậu Giang.
Bà được mệnh danh là người phụ nữ của thời đại mới, đưa Dược Hậu Giang trở thành thương hiệu dược số một Việt Nam và giành lại Thị trường nội địa từ các hãng nước ngoài.
Kể từ khi gia nhập Dược Hậu Giang năm 1988, bà Nga đã biến một xí nghiệp bên bờ vực phá sản thành công ty dược lớn nhất sàn chứng khoán Việt. Dược Hậu Giang từ quy mô 1000 nhân sự tăng lên 3000, doanh thu tăng gấp 4 lần so với trước. Hiện sản xuất và Kinh doanh hơn 300 loại dược phẩm.
Theo Zingnews
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]