Allen Stanford từng là Chủ tịch tập đoàn tài chính Stanford. Ông đang thụ án tù 110 năm tại Coleman, Mỹ do tội gian lận qua thư, rửa tiền, âm mưu và cản trở người thị hành công vụ.
Theo cáo buộc, Stanford đã gian lận 7 tỷ USD tiền gửi và 8 tỷ USD tiền đầu tư. Ngày 17/2/2009, Ủy ban Liên bang Mỹ tiến hành lục soát văn phòng của công ty tài chính Stanford, nơi được coi là hiện trường vụ án. Cùng ngày, Stanford cố chạy trốn ra nước ngoài bằng phi cơ riêng nhưng thất bại.
Ngày 18/6/2009, Stanford bị bắt nhưng quyết không nhận tội. Nhưng tới ngày 14/6/2012, ông bị kết án 110 năm tù.
Bjorgolfur Gudmundsson từng là chủ nhân công ty West Ham United FC và là doanh nhân giàu thứ 2 tại Iceland (con trai ông là người giàu nhất). Khi đó, ông sở hữu tài sản 1,1 tỷ USD và là người giàu thứ 1.014 trên thế giới theo xếp hạng của Forbes. Sau đó, Forbes định giá lại tài sản của Gudmundsson ở mức 0 USD.
Cả hai cha con Gudmundsson đều bị ảnh hưởng trầm trọng bởi khủng hoảng tài chính tại Iceland. Gudmundsson cho biết những tác động nghiêm trọng của khủng hoảng tài chính là một trong những nguyên nhân dẫn tới những hành vi phạm pháp của ông như gian lận và tham ô. Gudmundsson bị phạt cải tạo 12 tháng tù. Tháng 7/2009, tòa án Iceland tuyên bố Gudmundsson phá sản với các khoản nợ lên tới 500 triệu bảng Anh.
Tài phiệt Brazil Eike Batista làm giàu nhờ kinh doanh và khai thác dầu mỏ, khí gas. Hiện Batista là chủ tịch tập toàn khổng lồ EBX nhưng tình hình tài chính của ông vẫn chưa có khả quan sau những sóng gió hai năm trước.
Năm 2012, với tài sản ròng ước tính 30 tỷ USD, Batista là ông giàu thứ 7 thế giới và giàu nhất tại Brazil. Chỉ một năm sau đó, tài sản của ông bốc hơi, xuống còn 200 triệu USD. Tháng 1/2014, báo cáo cho thấy tài sản của Batista rơi vào tình trạng âm.
Năm 2013, Bloomberg cho hay Batista có mức thua lỗ lịch sử do khủng hoảng ngành khai khoáng, sự sụp đổ của tập đoàn OGX cùng các vấn đề kinh tế khác và những quyết định kinh doanh sai lầm. Tài sản của Batista mất hơn 100% trong khoảng thời gian từ tháng 3/2012 tới tháng 1/2014. Ông trở thành người thua lỗ nặng nhất trong lịch sử kinh tế thế giới. Mới đây, Batista tuyên bố đang có kế hoạch trả nợ và cam kết trả cho tất cả các chủ nợ.
Năm 2008, Sean Quinn được biết đến là người giàu nhất tại Ireland với tài sản ròng khoảng 6 tỷ USD. Ông từng là chủ nhân tập đoàn Quinn, công ty được định giá khoảng 4-5 tỷ euro vào tháng 11/2005. Tuy nhiên, năm 2011, ông đệ đơn xin phá sản.
Năm 2008, ngân hàng Anglo Irish, nơi nắm giữ 2,8 tỷ euro của gia đình Quinn gần như sụp đổ, mang theo số tài sản trên. Năm 2008, Bảo hiểm Quinn bị Cơ quan tài chính Ireland phạt 3,25 triệu euro do các khoản nợ đã phát hành. Khi đó, mọi thứ đều trở nên tồi tệ đối với gia đình Quinn. Họ phải đối mặt với nhiều vụ kiện do khối tài sản khổng lồ của gia đình dần cạn kiệt.
Ngày 16/1/2012, Quinn tuyên bố phá sản. Ngày 2/11/2012, ông bị kết án 9 tháng tù do bất hợp tác với Tổ chức giải thế Ngân hàng Ireland.
Năm 1979, cùng với đối tác kinh doanh Gary Tanaka, Alberto Vilar thành lập công ty đầu tư Amerindo. Ở thời kỳ đỉnh cao, công ty được định giá khoảng 1 tỷ USD. Nhưng không may, công ty của Vilar lâm vào khủng hoảng do thị trường cổ phiếu sụp đổ vào năm 2000. Dù tài sản bốc hơi toàn bộ nhưng bản thân Vilar còn gặp phải rắc rối lơn hơn. Năm 2008, ông bị buộc tội rửa tiền, gian lận tư vấn đầu tư, lừa đảo, gian lận qua thư và chứng khoán.
Vilar có đam mê lớn với nghệ thuật và thường quyên góp những khoản tiền lớn cho các công ty opera và nhiều tổ chức nghệ thuật. Và dĩ nhiên, đây là những khoản tiền Vilar cùng cộng sự biển thủ nhằm đạt được mức từ thiện đã đặt ra.
Ngày 5/2/2010, Vilar bị kết án 9 năm tù, còn Tanaka chịu mức án 5 năm. Năm 2012, hai người được tại ngoại chờ kháng cáo. Không may, sau khi kháng cáo, Vilar bị kết án 10 năm tù thay vì 9 năm như bản án trước đó.
Theo Zing.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]