Lười vệ sinh máy tính
Bụi bẩn khiến hệ thống tản nhiệt không hoạt động hoặc bàn phím bị kẹt. Bạn có thể vệ sinh máy định kỳ bằng đồ dùng chuyên dụng, khi không dùng, cất giữa máy cẩn thận, tránh nơi bụi bặm, ẩm ướt.
Không dùng balo, túi chống sốc
Khi di chuyển, nếu không dùng balo, túi chống sốc, laptop của bạn rất dễ bị va chạm, rung lắc dẫn đến trầy xước, vỡ màn hình và hỏng ổ cứng.
Mang đồ ăn, đồ uống lên bàn laptop
Thói xấu này ẩn chứa nguy hại khi nước hoặc thức ăn rơi, đổ vào laptop gây ẩm, chập IC, vi mạch và linh kiện, tạo điều kiện cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển trên nhiều bộ phận khác của laptop.
Che phần tản nhiệt
Laptop có bộ phận tản nhiệt bên cạnh máy. Khi dùng, bạn không nên để phần tản nhiệt bị che khuất, khiến khí nóng không thể lưu thông. Nếu có thể, bạn nên trang bị quạt tản nhiệt cho laptop.
Đặt laptop lên đùi, nệm, đồ mềm
Việc đặt laptop trên các vật mềm như chăn đệm là nguyên nhân khiến máy nhanh "ngỏm" do quá nóng. Bạn nên mua bàn kê laptop, hoặc đặt thiết bị ở vị trí chắc chắn.
Dùng laptop trên ô tô hoặc tàu
Các phương tiện như ô tô, tàu... khi di chuyển sẽ tạo ra sự rung lắc, nếu sử dụng laptop sẽ không tốt cho ổ cứng của thiết bị.
Vắt kiệt pin
Dùng pin laptop đến cạn kiệt là nguyên nhân khiến tuổi thọ pin giảm nhanh chóng. Bạn nên dùng pin còn 10%-20%, rồi sạc lại, bởi nếu chỉ dùng vài % mà sạc nhiều lần, pin không được dùng đến sẽ tự chai.
Đè vật nặng lên trên laptop
Khi chiếc bàn quá chật chội, nhiều người hay có thói quen đặt tạm vài thứ lên trên màn hình hay bàn phím laptop. Nếu trong lượng của vật đặt lên quá nặng, màn hình có thể bị hỏng. Nó cũng có thể làm bàn phím hay bo mạch phía trong bị cong vênh và hỏng.
Nhiều người nóng tính, có thể dùng bàn tay hay nắm đấm đập mạnh vào bàn phím lúc tức giận. Động tác đó làm ảnh hưởng đến bàn phím và cả bo mạch chủ bên trong.
Một lỗi khác là bạn để quên các vật cứng nhọn trên bàn phím, rồi ai đó vô tình đóng màn hình lại, hay đè vật nặng lên trên. Bàn phím và màn hình sẽ có thể bị vật cứng nhọn này làm cho trầy xướt, hay tạo ra các lỗ thủng, không thể phục hồi.
Không dùng phần mềm diệt virus
Đôi khi bạn cắm USB không quét virus, hoặc chủ quan không cài phần mềm diệt virus cho laptop, máy nhanh chóng bị các yếu tố độc hại xâm nhập, đánh mất dữ liệu, thậm chí làm hỏng ổ cứng laptop.
Không dọn ổ cứng
Laptop sẽ chạy "chậm như rùa" bởi: file rác ngoài màn hình hoặc cài đặt nhiều ứng dụng ổ C, trong khi không dùng tới chúng. Nếu không sử dụng, bạn nên xóa hoặc remove các file này.
Tháo pin khi dùng laptop
Pin có thể hư khi tháo ra ngoài do bảo quản pin không đúng cách. Hiện nay, các loại laptop có khả năng tự ngắt sạc khi pin đầy, chuyển sang dùng nguồn mà không cần tháo pin.
Dùng sạc kém chất lượng
Hẳn bạn đọc chưa quên những vụ tai nạn nghiêm trọng gần đây xảy ra với những người sử dụng sạc điện thoại đểu, như vụ thanh niên ở Đà Nẵng thiệt mạng, thiếu nữ ở Trung Quốc bị tử vong, . Mặc dù những tai nạn như vậy với sạc laptop chưa xảy ra nhưng điều đó không có nghĩa là bạn được phép chủ quan.
Các loại sạc kém chất lượng có thể dẫn tới sốc điện, gây cháy nổ do sử dụng các loại vật liệu rẻ tiền không đảm bảo chất lượng. Vì thế, bạn không nên ham rẻ mua các loại sạc trôi nổi ngoài thị trường (thường được sản xuất ở Trung Quốc). Nên tìm mua ở các nhà phân phối sạc chính hãng hoặc tại các cửa hàng lớn có uy tín cao.
Để cho trẻ em nghịch phá
Trong tay trẻ nhỏ, máy tính xách tay chỉ là một món đồ chơi đơn thuần. Chúng có thể gỡ mọi nút bấm ra khỏi bàn phím, dùng vật nhọn như đầu bút hay chìa khoá rạch nát màn hình. Chúng cũng có thể làm hư màn hình bằng cách bẻ ngược nó ra phía sau, hay bẻ gãy khay đĩa DVD một cách rất dễ dàng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]