Một nhà đầu tư tại sàn giao dịch chứng khoán New York. (Nguồn: AP)
Chốt phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 2,82 điểm (0,02%) lên 16.945,92 điểm; chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 1,75 điểm (0,04%) lên 4.338 điểm. Trong khi đó chỉ số S&P 500 giảm 0,48 điểm (0,02%) xuống 1.950,79 điểm.
Chiến lược gia Michael O'Rourke, thuộc JonesTrading, tại Greenwich, Connecticut, nhận định sau khi chỉ số S&P 500 tăng kỷ lục 4 phiên liên tiếp, giờ là lúc để chỉ số này "xả hơi" một chút.
Theo chiến lược gia này, các nhà đầu tư không có lý do gì để thúc đẩy hoạt động bán ra hay mua vào mạnh mẽ trong thời điểm hiện nay. Do đó, khối lượng giao dịch khá mỏng.
Theo một số chuyên gia, sau khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) đưa ra một gói các biện pháp nhằm ngăn chặn tình trạng thiểu phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, thị trường đang hướng sự chú ý vào cuộc họp vào tuần tới của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
Sang đầu phiên 11/6, các thị trường chứng khoán châu Á cũng giao dịch khá yên ắng. Tại Nhật Bản, chỉ số Nikkei 225 tăng 5,33 điểm (0,04%) lên 15.000,13 điểm.
Tại Trung Quốc, chỉ số Shanghai Composite giảm 3,74 điểm (0,18%) xuống 2.048,79 điểm, trong bối cảnh các nhà đầu tư tỏ ra cẩn trọng trước khi số liệu kinh tế mới được công bố vào cuối tuần. Tại Hong Kong, chỉ số Hang Seng cũng giảm 90,12 điểm (0,39%) xuống 23.225,62 điểm./.
Theo Vietnamplus.vn
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]