Vấn đề nới room một lần nữa lại dậy sóng khi được nhắc lại cách đây không lâu. Chủ đề “Doanh nghiệp đã sẵn sàng mở room?” rồi vấn đề nhà đầu tư nhìn nhận, phân tích, đánh giá tác động của chính sách này (nếu được thông qua) đến thị trường chứng khoán liên tục được đưa ra.
Để mở đường dư luận, chúng tôi đăng tải một chia sẻ của nhà đầu tư cho độc giả. Bài viết của độc giả Hoàng Thị Thanh Huyền ở địa chỉ email [email protected].
Hiểu thế nào về nới room? Từ 49% lên 60%.
Từ 51% vốn ngoại trở lên DN trở thành DN nước ngoài, và sẽ hoạt động theo luật đầu tư nước ngoài, các công ty con mà DN sở hữu trên 50% cũng trở thành DN nước ngoài, do đó sẽ bị vướng mắc về 1 số luật cấm và 1 số luật được phép mà DN trong nước không có: Hạn chế quyền sử dụng đất, cấm 1 số lĩnh vực kinh doanh, được chuyển tài sản ra nước ngoài mà không cần xin phép (DN trong nước nếu muốn chuyển vốn ra nước ngoài phải có giấy phép cho phép đầu tư ra nước ngoài, và chịu sự kiểm soát của cơ quan quản lý). Khả năng chúng ta (Việt Nam) sẽ phải đối mặt cao với hiện tượng chuyển giá của các DN nước ngoài theo các cách như sau:
-Cách 1. Doanh nghiệp nước ngoài rút tiền đi mua rác công nghệ và thổi giá lên rất cao để ăn chênh lệch rút lõi công ty, đồng thời tăng chi phí, nhằm trốn thuế thu nhập doanh nghiệp.
-Cách 2. Doanh nghiệp nước ngoài mẹ ở nước ngoài – công ty mẹ - nhận bán sản phẩn cho DN ở nước ngoài khác – khách hàng - với giá rất cao, rồi giao việc cho DN nước ngoài con ở trong nước – công ty con – sản xuất sản phẩm và chuyển hàng trực tiếp cho khách hàng, nhưng giá bán của công ty con do công ty mẹ định giá, và chi trả nên giá rất thấp, thậm chí là lỗ để trốn thuế và bóc lột sức lao động rẻ mạt trong nước.
-Cách 3. Doanh nghiệp nước ngoài mẹ ở nước ngoài sở hữu công nghệ sản xuất và bản quyền thương hiệu, lập công ty con là DN nước ngoài ở trong nước, bán lại công nghệ và thương hiệu cho công ty con để công ty con sản xuất và tiêu thụ trong nước với giá bản quyền rất cao, công ty con phải chuyển phần tiền rất lớn đó ra nước ngoài trả cho công ty mẹ là chi phí mua bản quyền, đồng thời làm tăng chi phí công ty con nhằm trốn thuế)…
Chính vì thế, nới room rất khó thực hiện!
Để tháo gỡ vướng mắc trên, dự thảo sản phẩm mới: Chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (None voting - depository receipt – NVDR) dành cho các công ty hết room 49%, để nới room nhưng không nới quyền biểu quyết, do vậy doanh nghiệp vẫn là doanh nghiệp Việt Nam, mặc dù khối ngoại sở hữu >50%. Như vậy Room ngoại sẽ bao gồm tối đa 49% CP có quyền biểu quyết cộng thêm NVDR. Vậy NVDR có thể là gì? theo tư duy của tôi NVDR sẽ có thể là các loại sau:
- Là loại cổ phiếu riêng biệt, nó được đánh mầu riêng ngay từ khi mới phát hành. Với NĐT Việt Nam NVDR coi như là CP thường, nhưng với NĐT NNg nó là NVDR. Có mầu sắc khác, đối tượng khách hàng khác. Như vậy sau 1 thời gian giao dịch NVDR sẽ có giá trị khác, như là 1 mã CK khác. Vậy NVDR sẽ có tác dụng là làm tách biệt khá rõ ràng khu vực NĐT trong nước và NĐT NNg. Sẽ thay đổi khá nhiều bộ mặt của TTCK.
- Ngược lại nếu NVDR vẫn là cổ phiếu thường, không sơn mầu tách biệt. Thì từ sau thời điểm hệ thống báo full 49%, tất cả các CP NĐT NNg mua được sẽ hiểu là NVDR, cho tới khi hết room (Khi hết room NĐT NNg không được mua thêm CP). Vậy để NĐT NNg biết là CP vừa mua được trong phiên có phải là NVDR không thì hệ thống sẽ có 3 cách báo: Báo ngay khi khớp lệnh cho NĐT NNg bằng cách thêm ký hiệu NVDR, hoặc ra thông báo cuối ngày để NĐT NNg sẽ phải tự rà soát, hoặc treo biểu tượng trên mã CP trên bảng điện tử khi đạt tới NVDR.
Suy nghĩ 2: NVDR vẫn là cổ phiếu thường hợp lý hơn, không rõ nhà hoạch định thấy như thế nào?
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]