Chứng khoán Phú Hưng-PHS: Nhà đầu tư chưa nên bắt đáy và cần quan sát thị trường thêm vài phiên để xác định xu hướng rõ ràng hơn
Trong phiên giao dịch cuối tuần, tuy thị trường xuất hiện sự giằng co trong phiên, nhưng việc dòng tiền gia tăng giải ngân vào gần cuối phiên chiều đã giúp cho cả hai chỉ số chính đóng cửa ở mức tăng nhẹ.
Do ảnh hưởng bởi sự suy giảm của những phiên giao dịch trước đó, VN-Index mở cửa kém tích cực. Tuy nhiên trong không lâu sau đó chỉ số giằng co trên tham chiếu và đã nỗ lực thành công lấy lại mốc hỗ trợ 575 điểm và chốt phiên ở mức này. Lực cầu bắt đáy gia tăng mạnh trong phiên giao dịch, cũng là ngày cuối điều chỉnh danh mục quỹ ETF đã giúp thanh khoản gia tăng mạnh. Dù vậy thanh khoản tích cực của phiên này nhiều khả năng là do hoạt động giao dịch kỹ thuật. Trong những phiên tới nếu thanh khoản không gia tăng trở lại, chỉ số vẫn chưa thể phục hồi vững vàng.
HNX-Index có diễn biến tăng tương tự VN-Index. Chỉ số giằng co mạnh mở vùng 84 và chốt phiên tăng điểm lên 85 điểm. Tuy nhiên thanh khoản tiếp tục sụt giảm là một tín hiệu không khả quan.
Khuyến nghị nhà đầu tư chưa nên bắt đáy và cần quan sát thị trường thêm vài phiên để xác định xu hướng rõ ràng hơn.
Chứng khoán Đầu tư Việt Nam-IVS: NĐT có thể quan tâm và quan sát mua một số cổ phiếu khá tiềm năng ngắn hạn do chịu áp lực bán từ khối ngoại khi có tín hiệu tích cực từ lực mua
Tuần 16-20/03 là một tuần đầy khó khăn, thị trường chịu áp lực bán lớn đặc biệt là khối ngoại. Ngoại trừ phiên cuối tuần thì nhịp bán ròng liên tục mà chủ yếu nhắm đến nhóm cổ phiếu lớn nên chỉ số VN-Index liên tục suy giảm. Mốc hỗ trợ 580 điểm không thể duy trì và Thị trường chỉ còn kỳ vọng duy nhất sẽ được mốc 570 điểm hỗ trợ. Trong khi đó những đường hỗ trợ MA 50, MA 100 cũng tiệm cận với khả năng bị xuyên thủng mở ra khả năng giảm cả về trung hạn. Đó là một mối quan ngại không hề nhỏ của các NĐT.
Thông thường những kỳ đảo danh mục, NĐT nắm bắt khá kỹ số lượng sẽ mua – bán của các quỹ nên sẽ ít có sự bất ngờ và hầu hết đều chốt lại mà không để lại ấn tượng. Tuy nhiên trong phiên chốt quỹ ngày 20/03 vừa qua, diễn biến thị trường có đôi chút thay đổi theo hướng khỏi sắc hơn. Dù VN-Index chỉ tăng nhẹ, nhưng chỉ số VNI cũng đã tách xa hơn ngưỡng 570 điểm đáng lo ngại và tâm lý NĐT có vẻ như đã tốt hơn đôi chút. Nếu thị trường tạo ra một nhịp tăng tích cực nữa diễn ra ngay trong phiên đầu tuần tới 23/03 thì khả năng ngắn hạn TT sẽ bớt đi rủi ro và dòng tiền sẽ sớm quay lại. Nhưng nếu như mọi thứ lại trở về trạng thái buồn tẻ, giao dịch cầm chừng thì mối quan ngại sẽ lại bao trùm nhanh chóng. Điều lo lắng nhất là việc khối ngoại có thể sẽ bán ròng tiếp tục khi đồng tiền USD mạnh lên khiến cho các quỹ chịu sức ép rút vốn lớn. Cầu mua không đủ mạnh sẽ khiến cho áp lực lên thị trường nhanh chóng. Do đó sự thận trọng vẫ là điều đáng quan tâm, và nếu như kịch bản thực sự tích cực phiên đầu tuần diễn ra thì chúng ta có cơ hôi kỳ vọng VN-Index sẽ quay lại với mốc 590 điểm. Nếu xét theo đồ thị thì từ mốc thấp nhất kỳ vọng 575 điểm, nếu coi vùng từ 10/10-28/10/2014 là vai trái thì việc bật tăng trở lại có thể tạo ra mẫu hình tốt Vau đầu vai. Trước mắt VN-Index có thể sẽ tái chiếm lại mốc 590 điểm và tích cực hơn là mốc 620 điểm.
Trong tuần vừa qua đã xuất hiện một số cổ phiếu khá tiềm năng ngắn hạn do chịu áp lực bán từ khối ngoại nhiều hơn là do biến động mạnh trong kinh doanh như HSG, PVD, PGD, MSN...Và chính những mã này cũng đạng tạo ra tín hiệu tăng kỹ thuật trở lại. NĐT có thể quan tâm và quan sát mua khi có tín hiệu tích
Chứng khoán VNDirect-VNDS: Có thể mua nếu cầu vào mạnh quanh vùng 570-575
Phiên 20/03 thanh khoản tăng mạnh do ảnh hưởng của hoạt động cơ cấu danh mục của khối ngoại. Nếu loại trừ ảnh hưởng này, thanh khoản nhìn chung không cải thiện đáng kể so với các phiên trước. Trước phiên ATC, giao dịch nhìn chung giằng co ở vùng giá xanh, dòng tiền tập trung chủ yếu ở các mã vốn hóa vừa và lớn.
Hiện tại vẫn chưa xuất hiện tín hiệu gì quá tiêu cực làm thay đổi quan điểm của chúng tôi về thị trường chung. Vùng 570-575 tiếp tục được kỳ vọng sẽ thu hút cầu và giúp index hồi phục. Nhà đầu tư quan sát cung cầu trong nhịp hồi để có phản ứng phù hợp:
1. Nếu nhịp hồi có mã dẫn dắt (nhiều mã tăng trần, thanh khoản cao), cầu vào mạnh ở vùng 570-575 có thể cân nhắc mua với trạng thái có nhiều tiền mặt, hoặc tiếp tục nắm giữ với những trạng thái nhiều cổ phiếu. Tỷ lệ cổ phiếu tối đa 60%.
2. Nếu hồi phục yếu, thanh khoản thấp, tạm dừng mua mới và cân nhắc giảm tỷ trọng cổ phiếu có sẵn trong tài khoản.
Theo CafeF
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]