Cụ thể, chỉ số S&P 500 tăng 0,2% lên 2.022,55 điểm vào lúc 16h00 tại New York sau khi giảm 0,7% trong đầu phiên giao dịch. Chỉ số Dow Jones cũng tăng chưa đến 0,1% lên 17.515,23 điểm.
Cổ phiếu của 7/10 lĩnh vực chính tăng giá trong phiên ngày 20/1, trong đó cổ phiếu công nghệ và công nghiệp tăng giá mạnh nhất với ít nhất 0,7%.
Có khoảng 7,3 tỷ cổ phiếu được giao dịch trao tay trên các sàn chứng khoán Mỹ, cao hơn 8,2% so với khối lượng giao dịch trung bình trong 3 tháng qua. Chỉ số VIX giảm 5,1% xuống 19,89 điểm.
Tuần này, thị trường Mỹ bắt đầu giao dịch từ ngày 20/1 khi Quỹ Tiền tệ (IMF) công bố báo cáo Triển vọng kinh tế toàn cầu (WEO) cập nhật. Theo đó, IMF đã mạnh tay hạ dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu xuống còn 3,5% trong năm 2015 và 3,7% trong năm 2016. Đây là lần hạ dự báo mạnh nhất trong vòng 3 năm qua của IMF.
Ngay sau báo cáo này, các chỉ số chứng khoán Mỹ giảm mạnh do lo ngại về tình hình sức khỏe của kinh tế toàn cầu. Kinh tế toàn cầu tăng trưởng yếu ớt kèm theo áp lực lạm phát thấp kéo dài đang thách thức các nhà hoạch định chính sách trên khắp châu Âu và châu Á trong nỗ lực kích thích kinh tế tăng tốc.
Trong những ngày tới, giới đầu tư tiếp tục theo dõi một số báo cáo về thị trường bất động sản, chỉ số sản xuất của Mỹ. Tuy nhiên, tâm điểm lớn nhất hiện nay vẫn là cuộc họp chính sách của Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) trong ngày 22/1.
Những đồn đoán về kế hoạch nới lỏng định lượng của ECB đã đẩy biến động trên các thị trường tài chính lên cao hơn nhiều trong những tuần giao dịch gần đây.
Theo DanViet
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]