Chứng khoán Mỹ giảm điểm mạnh trong bối cảnh giá dầu rơi xuống dưới 27 USD/thùng khiến thị trường chứng khoán toàn cầu tiến gần hơn đến mức “thị trường con gấu”. Nhu cầu về tài sản an toàn tăng vọt.
Kết thúc phiên hôm qua (20/1), chỉ số S&P 500 giảm 1,2%, xuống mức thấp nhất trong 21 tháng. Trước đó chỉ số này đã có lúc giảm tới 3,7%, tức là mức sâu nhất kể từ cơn bán tháo hồi tháng 8/2014. Số điểm đóng cửa 1.859,33 là mức thấp nhất kể từ tháng 4/2014. Tổng cộng S&P 500 đã giảm 9% kể từ đầu năm đến nay.
Dow Jones hồi phục vào cuối phiên và thu hẹp mức giảm xuống còn 249 điểm sau khi ghi nhận mức giảm điểm trong ngày mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.
Giá dầu WTI của Mỹ giảm 6,7%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2003 sau khi Royal Dutch Shell dự đoán lợi nhuận quý IV sẽ sụt giảm. Lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ kỳ hạn 10 năm tăng điểm ngày thứ 5 trong 6 phiên gần đây. Giá vàng tăng hơn 1%. Yên Nhật lên cao nhất 1 năm.
Diễn biến của chỉ số S&P 500 trong phiên hôm qua
Tính đến phiên hôm qua chỉ số MSCI All-Country World Index cũng đã sụt giảm tới 19% so với mức kỷ lục được lập hồi tháng 5 năm ngoái. Sụt giảm 11% kể từ đầu năm đến nay, chỉ số này đang cố gắng tránh tình trạng mà nhà đầu tư gọi là “thị trường con gấu” – thị trường mà các chỉ số chính sụt giảm ít nhất 20% so với mức đỉnh được lập cách đó không lâu và tâm lý bi quan lan rộng với dự báo giá cổ phiếu sẽ liên tục sụt giảm.
Đang có rất nhiều nỗi lo bao trùm thị trường: từ những lo lắng về đà suy giảm của kinh tế Trung Quốc cho đến giá dầu lao dốc và động thái nâng lãi suất của Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed). Tệ hơn, trên thị trường tín dụng ngày càng xuất hiện nhiều dấu hiệu cho thấy chất lượng tín dụng đang giảm sút.
Giá dầu WTI giảm mạnh nhất trong hơn 4 tháng sau khi lãnh đạo của các công ty dầu khí đưa ra những nhận định u ám về triển vọng giá dầu sẽ phục hồi trong năm nay. Giá dầu tương lai giao dịch ở New York giảm 6,7%, xuống còn 26,55 USD/thùng - xuống mức thấp nhất kể từ tháng 5/2013
Chỉ số MSCI Emerging Market sụt giảm 3%, trong khi đồng ruble của Nga và peso của Mexico rơi xuống mức thấp kỷ lục so với USD. Đóng cửa phiên hôm qua, ruble giảm 5%, xuống mức thấp kỷ lục 82,4690 ruble đổi 1 USD. Peso của Mexico cũng chạm mốc thấp kỷ lục 18,6762 peso đổi 1 USD. Giảm tổng cộng 7% kể từ đầu năm đến nay, peso trở thành đồng tiền tệ nhất trong số các đồng tiền lớn ở Mỹ Latinh.
Ngược lại, yên Nhật tăng giá 0,6%, lên 116,92 yên đổi 1 USD và có lúc đã chạm mốc mạnh nhất kể từ ngày 16/1.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]