- Thị trường
- Tài chính
- Bất động sản
- Thời trang
- Làm đẹp
- Sức khoẻ
- Ẩm thực
- Du lịch
- Đời sống
- Công nghệ
- Giáo dục
- Xe 360
Trong khi đó, đối với tập tạ, bạn lại sử dụng lực trong một khoảng thời gian khá dài để nâng hay đẩy một vật nặng lên. Điều mấu chốt là dân tập tạ đua nhau nâng tạ nặng lên, chứ không đua nhau nâng tạ ... nhanh hơn. Dĩ nhiên lúc đầu họ nâng nhanh, nhưng khi phát triễn trình độ, họ đua nhau nâng tạ nặng kí hơn. Đây là khác biệt cơ bản.
Lực đẩy cho phép bạn di dời các vật nặng bởi vì bạn có thể duy trì lực lên vật đó trong một khoảng thời gian khá dài. Lực đánh chỉ cho phép bạn duy trì lực lên một khoảng thời gian cực ngắn. Trong tennis, bạn sử dụng lực đẩy để di chuyển cây vợt nhẹ hều khoảng 300-400 gram, nhưng lúc tác động lên bóng, lực này cần phải biết cách "chế biến" vì thời gian tiếp xúc bóng / vợt quá ngắn.
Lý do 2. Một cú đánh mạnh yêu cầu bạn thả lỏng cơ đúng cách, chứ không phải yêu cầu bạn có cơ bắp của Lý Đức!
Thả lỏng là một khái niệm khá khó hiểu. Dĩ nhiên nó không phải là kiểu thả lỏng đến mức bạn để cơ thể bạn sụm bà chè, nằm một đống chứ nói gì đến đánh bóng! Chính vì vậy các bạn mới tập tạ sẽ thấy mình đánh có lực hơn, nhưng bạn sẽ sốc thực sự nếu tôi chỉ cho bạn cách đánh thả lỏng tạo ra Power gấp nhiều lần như vậy mà chả cần tập tạ!
Năng lượng mà bóng nhận được từ cú đánh của bạn xét về mặt vật lý học chỉ là: Lực tác động lên nó x Thời gian tác động của lực lên bóng x hệ số tổn thất
Nói về hệ số tổn thất, thì theo tiêu chuẩn của ITF, bóng sẽ có độ nảy cở khoảng 55% nếu đập vào mặt cứng. Còn lưới thì ... tùy nhà sản xuất và túi tiền của bạn mà nó hấp thu và trả lại bóng, chưa nói chuyện cách bạn căng lưới và hình dạng khung vợt, cấu trúc vợt.
Như vậy, nếu bạn có cơ bắp của Lý Đức hay Hoàng Anh Tuấn đi nữa, thì tôi không phủ nhận lực đẩy của bạn vào cây vợt mạnh hơn tôi, nhưng giờ đây bạn thấy rõ là nếu dùng cây vợt cứng ngắc như cái ghế gỗ, thì lực bạn chỉ làm bóng nẩy ra có 55% so với vận tốc ban đầu của nó. Và nếu bạn đánh quá mạnh / quá nhanh / quá kéo dài đến mức bóng lún vào vợt đến mức lưới không còn biến dạng gì nữa mà bóng vẫn cứ ở lì trong vợt, thì khi đó đương nhiên là vận tốc bóng bằng với vận tốc của vợt lúc bóng còn đang biến dạng, nhưng rồi khi nó rời vợt, nó cũng chỉ mang đi có 55% lực mà bạn truyền vào nó. Sử dụng lực như vậy là có mạnh thật, nhưng không hiệu quả! Được vài cú là bạn thở dốc không ra hơi, chưa nói độ chính xác cần có (độ nghiêng của mặt vợt, độ dốc của quĩ đạo đánh) khó thể bảo đảm khi đánh mạnh như vậy. Trong một nỗ lực tìm kiếm sai số cho phép, các nhà vật lý hàng đầu thế giới đã chứng minh, chỉ cần mặt vợt thay đổi 2 độ, thì cú đánh của bạn đã từ chổ trong sân thành ra ngoài!
Kết luận: muốn đánh mạnh, cần tạo vận tốc hợp lý và lực hợp lý.
Làm sao để tạo lực mạnh hợp lý mà không tiêu tốn nhiều năng lượng của cơ thể?
Giờ thì bạn đã thấy có hai cách để tăng lực. Cách thứ nhất là xài năng lượng nhiều hơn, nghĩa là hít thở sâu hơn, sử dụng toàn bộ các chất ATP đã nói ở trên để đánh. Cách này OK nhưng có hiệu quả không? KHÔNG.
Có một cách khác (và chỉ có cách đó thôi) để tăng năng lượng truyền vào bóng:
- Khi bóng bay tới, bạn cũng ... "bay" tới ngược chiều để tăng vận tốc va đập! Bằng cách nào? Bước tới vào bóng, vỗ đầu vợt vào bóng, ...
(cách vỗ đầu vợt là cả một kỹ thuật sẽ phân tích sau). Muốn tăng vận tốc, bạn biết rằng với cùng một lực tác động, vật nhẹ hơn sẽ tăng tốc nhanh hơn. Đây là lý do vì sao bạn phải thả lỏng, tức là chỉ để cho cánh tay di chuyển cùng với vợt mà thôi (theo giải phẫu học, cánh tay người có trọng lượng trung bình bằng khoảng 5% trọng lượng cơ thể). Thế nhưng các cơ để nối tay với cơ thể đảm trách chuyển động này lại rất yếu so với các cơ khác, do đó nếu chỉ đơn giản thả lỏng kiểu này, cái bạn có được là vận tốc, nhưng lực đi kèm theo lại yếu, kết quả là năng lượng truyền vào bóng cũng yếu luôn.
- Tăng lực vào bóng bằng cách sử dụng toàn bộ hệ cơ có trên cơ thể. Thế nhưng việc lấy sức toàn bộ cơ của cơ thể sẽ làm cơ thể bạn "đông cứng" lại thành một khối nặng nề, khiến nó trở thành một khối chuyển động chậm chạp (vật nặng sẽ chuyển động chậm hơn dưới cùng một lực tác động).
Nói gì thì nói, năng lượng của một vật chuyển động tỷ lệ với bình phương vận tốc, do đó muốn tăng năng lượng nguồn ban đầu, bạn cần suy nghĩ theo hướng ... thả lỏng để tăng vận tốc!
Do đó, hiểu được bí quyết thả lỏng là yếu tố quan trọng bậc nhất của cú đánh sát thủ, chứ không phải là sức mạnh cơ bắp! Người không biết đánh tennis tăng sức mạnh thông qua nỗ lực huy động cơ bắp, người biết chơi sẽ đi tăng sức mạnh thông qua nỗ lực ... thả lỏng!
Đó cũng là lý do thứ 3 khi tôi nói tập tạ có hại cho chơi tennis đỉnh cao.
Lý do 3. Tập tạ không hề chỉ ra cho bạn cách thả lỏng (ngược lại thì có), thậm chí nó không giúp bạn thực hành cách chuyển động thả lỏng đó!
Ta có thể nói: Thi đấu tennis là thi đấu cách truyền lực, chứ không phải thi đấu sức mạnh cơ bắp!
Nói như vậy, tôi không có ý nói rằng bạn không thể tập tạ khi chơi tennis. Tôi chỉ nói, tập tạ sẽ KHÔNG LÀM TĂNG LỰC CHO CÚ ĐÁNH CỦA BẠN như tập những cái khác! (tập cái gì ... sẽ nói sau)
Cuối cùng, tập tạ lại còn làm cho bạn có thói quen mới tệ hại khi chơi tennis là ... chậm chạp! Ai đi tập tạ sẽ thấy đa số đều nâng tạ chậm chạp, chẳng ma nào nâng tạ với tốc độ của cú đánh tennis hết. Nếu ráng nâng với tốc độ đó, bạn chuẩn bị đi nhập viện chấn thương chỉnh hình sớm để điều trị đủ thứ bệnh!
Nguồn tttd.vn (sưu tầm)
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]