Bóng rổ cũng như bóng đá, phạm lỗi là điều không thể tránh khỏi. Các quy tắc về lỗi được đề ra giúp “hạ nhiệt” những cầu thủ nóng nảy nhất.Chơi bóng rổ hay thi đấu đều cần dựa trên tinh thần vui vẻ thân thiện chứ không phải bạo lực. Do đó, những luật lệ được đưa ra để cảnh cáo những người chơi thô bạo hay quá khích.
Lỗi thô bạo trong bóng rổ.
Lỗi trong bóng rổ xảy ra khi trọng tài cho rằng đã có va chạm quá mức giữa hai cầu thủ trên sân và va chạm xảy ra do một cầu thủ cố gắng có được lợi thế trong pha bóng đó. Sau đây là một vài hướng dẫn bởi các trọng tài để quyết định cầu thủ nào phạm lỗi sau khi va chạm xảy ra:
- Cầu thủ đầu tiên chiếm một vị trí trên sân có lợi thế hơn với vị trí ấy. Cầu thủ nào dẫn bóng vào vị trí ấy và va chạm xảy ra, thường lỗi sẽ thuộc về cầu thủ dẫn bóng ấy.
- Khi một cầu thủ đội A di chuyển vào đường chạy của một cầu thủ đội B và cản đường chạy của cầu thủ ấy rồi gây ra va chạm, cầu thủ đội A sẽ chịu trách nhiệm cho va chạm ấy.
- Các cầu thủ trên sân không được cố tình giơ tay hoặc chân trên đường chạy của đối thủ. Nếu trọng tài bắt gặp, bạn có thể bị phạt bởi lỗi đó.
Trọng tài quyết định cầu thủ nào phạm lỗi.
1. Lỗi cá nhân Những lỗi dưới đây là lỗi cá nhân thường gặp của các cầu thủ trong suốt quá trình luyện tập hay thi đấu. Các cầu thủ thường mắc lỗi này khi gây ra va chạm với đối thủ của mình.
Lỗi cản người (Blocking foul): Khi một cầu thủ sử dụng vị trí để ngăn cản đường chạy của cầu thủ đối phương.
Tấn công phạm quy (Charging): Khi một cầu thủ tấn công va chạm với cầu thủ phòng ngự đã chiếm một vị trí cố định trên sân.
Lỗi cùi chỏ (Elbowing): Khi một cầu thủ cố tình giơ cùi chỏ ra để ngăn cản đối phương và gây va chạm.
Lỗi giữ người (Holding): Dùng tay để gây cản trở đối phương tự do di chuyển.
Cản bằng tay (Hand Check): Khi cầu thủ phòng ngự liên tiếp hoặc đôi khi đặt một tay hoặc cả hai tay lên người đối phương (thường là người đang khống chế bóng).
Lỗi trên lưng (Over-the-Back): Nhảy lên hoặc qua lưng của cầu thủ đối phương khi cầu thủ này đang cố gắng bắt bóng bật bảng.
Lỗi khi cướp bóng (Reaching In): Khi cố gắng cướp bóng (steal), hậu vệ đưa tay ra và gây ra va chạm với cầu thủ khống chế bóng.
Ngáng chân (Tripping): Khi một cầu thủ sử dụng chân và khiến cho đối thủ ngã hoặc mất thăng bằng.
Liệu đây có phải lỗi giữ người?
2. Những lỗi thường gặp khác Sau đây là một số lỗi khác thường gặp trong các trận đấu.
Lỗi cố ý (Flagrant Foul): Hành vi bạo lực do cố ý và có ý muốn gây hại cho đối phương.
Lỗi cố ý.
Lỗi phi thể thao (Intentional Foul): Lỗi có mục đích, thường được gây ra bởi cầu thủ phòng ngự nhằm ngăn cản đường bóng hoặc một cú ghi điểm của đối phương.
Lỗi khi ném (Shooting Foul): Khi một cầu thủ phòng ngự va chạm với cầu thủ tấn công khi cầu thủ này đang ở tư thế ném rổ.
Lỗi khi ném bóng.
Lỗi kỹ thuật (Technical Foul): Sự vi phạm hay các hành vi sai trái như đu rổ, chửi mắng trọng tài, gây gổ với đội bạn…đều ảnh hường xấu tới trận đấu. Một lỗi kỹ thuật được tính bằng hai lỗi cá nhân thông thường.
Lỗi kỹ thuật.
3. Lỗi và hình phạt đi kèmMỗi lỗi trong bóng rổ khi xảy ra đều dẫn đến một hình phạt cụ thể cho cầu thủ phạm lỗi cũng như đội bóng của cầu thủ ấy. Dưới đây là các hình phạt cụ thể cho từng loại lỗi xảy ra khi va chạm:
Lỗi cố ý (Flagrant Foul): Chịu hai quả ném phạt và mất quyền kiểm soát bóng.
Lỗi phi thể thao (Intentional Foul) – Chịu hai quả ném phạt và mất quyền kiểm soát bóng.
Lỗi cá nhân (Personal foul) – Mất quyền kiểm soát bóng. Nếu đội bóng đã quá 4 lỗi đồng đội, cầu thủ bị phạm lỗi sẽ được ném phạt.
Shooting Foul - Two or three free throws depending on the type of shot taken.
Lỗi khi ném (Shooting Foul) – Hai hoặc ba quả phạt (phụ thuộc vào cầu thủ bị phạm lỗi đang thực hiện cú ném 2 hay 3 điểm).
Lỗi kỹ thuật (Technical Foul) – Chịu hai quả ném phạt và mất quyền kiểm soát bóng.
Ném phạt do lỗi kỹ thuật.
Hy vọng những thông tin về các loại lỗi thường gặp trong bóng rổ trên đây sẽ có ích cho các bạn. Học và hiểu luật về mỗi loại lỗi là một phần quan trọng trong việc bổ sung kiến thức về môn thể thao hấp dẫn này.
Theo Tiếp Thị Tiêu Dùng