Trước tiên bạn phải hiểu một số yếu tố nguy cơ gây nên bệnh cao huyết áp liên quan đến chế độ dinh dưỡng, cụ thể là:
- Thừa cân hoặc béo phì: Khi cân nặng của bạn vượt quá 30% so với cân nặng bình thường (cân nặng bình thường là cân nặng phù hợp với chiều cao và vóc dáng của bạn) thì nguy cơ cao huyết áp của bạn cũng tăng theo.
- Ăn quá nhiều muối trong chế độ ăn hằng ngày: Thành phần chủ yếu của muối chính là hai nguyên tố Natri và Clo – hai nguyên tố đóng vai trò quan trọng trong việc cân bằng thể dịch trong cơ thể, đảm bảo cho hoạt động bình thường của các tế bào. Khi ăn quá nhiều muối, lượng muối dư thừa sẽ phát tín hiệu “khát” tới bộ não, buộc chúng ta phải uống nhiều nước hơn. Điều này dẫn tới tình trạng cơ thể tích nước, gây tăng huyết áp.
- Ăn nhiều thức ăn chứa các chất béo: Các chuyên gia y tế cho biết, những người ăn nhiều chất béo làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp.
Chế độ dinh dưỡng chứa nhiều chất béo không tốt cho người cao huyết áp
1. Giảm lượng muối Natri trong khẩu phần ăn hằng ngày.
Theo lời khuyên của các bác sĩ, một người trưởng thành không nên ăn nhiều hơn 6g muối mỗi ngày, nhưng hầu hết chúng ta đều tiêu thụ vượt quá con số này. Phần lớn, các muối chúng ta ăn hàng ngày tiềm ẩn trong một số thực phẩm khác. Có đến 80% lượng muối chúng ta ăn có mặt trong các loại thực phẩm đã qua chế biến như: bánh mì, bánh quy và các loại ngũ cốc ăn sáng. Chỉ có 20% đến từ muối chúng ta thêm trực tiếp trong khi nấu ăn và ăn.
Vậy đối với bệnh nhân cao huyết áp, để giảm lượng muối trong chế độ ăn uống của bạn, hãy thử những gợi ý:
- Bạn hãy sử dụng một cuốn nhật ký thực phẩm để theo dõi trong thực phẩm mà bạn ăn.
- Đưa ra mục tiêu lượng muối hằng ngày tiêu thụ cần ít hơn 2.3g (khoảng 1 thìa cà phê muối) mỗi ngày. Nếu cần thiết, hãy tham khảo bác sĩ của bạn.
- Đọc kỹ nhãn dinh dưỡng trên mỗi gói thực phẩm trước khi mua.
- Tránh các loại thực phẩm đóng hộp, thực phẩm chế biến sẵn và thức ăn nhanh.
Dưới đây là danh sách một số thực phẩm bạn nên đưa vào thực đơn hằng ngày, hãy nhớ luân phiên thực đơn để tránh sự nhàm chán nhé.
- Hoa quả: Táo, mơ, chuối, xoài, dưa, cam, đào, dứa, dâu, quýt, sữa chua( không béo)
- Rau củ: Củ cải, cải xanh, cà rốt, đậu xanh, bí đao, khoai lang, cà chua,
- Protein từ động vật: Bệnh nhân nên ăn cá để thay thịt, cá có chứa nhiều axit béo không bão hòa, giúp giảm cholesterol máu, ngăn cản hình thành máu đông gây tai biến mạch máu não.
2. Tránh những thực phẩm giàu chất béo.
Chế độ ăn giảm mỡ là giảm lượng cholesterol. Nên thay đổi chế độ ăn từ chất béo bão hòa sang chất béo không bão hòa. Ví dụ như bạn hãy dùng dầu ôliu, hướng dương, đậu nành…thay thế cho mỡ, dầu dừa, đậu phộng. Thức ăn hấp, luộc thay cho thức ăn chiên xào. Các nhà dinh dưỡng khuyên những người bệnh cao huyết áp lựa chọn các loại sữa không kem, sữa chua ít béo hoặc không béo.
Chế độ dinh dưỡng giàu chất sơ rất tốt cho người cao huyết áp
3. Bổ sung Kali
Trong thành phần dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp, cần bổ sung thường xuyên và nên ăn những loại thực phẩm có chứa nhiều kali như: chuối, khoai tây, bơ, nước ép cà chua, nước bưởi... Những loại thực phẩm này đặc biệt rất tốt cho bệnh nhân cao huyết áp, giúp bạn có thể duy trì huyết áp ở mức ổn định.
Những thực phẩm bạn nên hạn chế :
- Trà đặc: Đặc biệt là Hồng trà đặc có chứa rất nhiều nguyên tố kiềm.
- Rượu: Rượu khi đi vào cơ thể khiến tim đập nhanh hơn, mạch máu co lại, huyết áp tăng và làm cho muối canxi cholesterol đọng lại ở thành mạch, tạo ra xơ cứng động mạch. Người bị nghiện rượu có nguy cơ cao bị xơ cứng động mạch và huyết áp cao.
- Dưa chua: Đây là món ăn kèm ít được nhiều người quan tâm nhưng cũng có thể gây nguy hiểm nên người bị cao huyết áp cần nên tránh. Thực tế dưa chua chứa ít calorie và kích thích ăn ngon miệng là điều tốt cho sức khỏe. Nhưng loại thực phẩm này có hàm lượng natri cao (natri làm co mạch máu, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển máu đến tim và gây nên chứng cao huyết áp). Một quả dưa leo ngâm chua có thể chứa 570 mg natri, tương đương với 1/3 mức giới hạn natri mà bạn có thể dùng mỗi ngày.
Ngoài ra, bệnh nhân cao huyết áp cũng nên tránh những thực phẩm giàu đạm như thịt chó, các loại nội tạng, thịt gà...
Chế độ dinh dưỡng cho cơ thể là rất quan trọng nhưng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh cao huyết áp càng quan trọng hơn. Vì vậy nếu bạn không áp dụng chế độ dinh dưỡng khoa học sẽ rất dễ làm huyết áp tăng cao, ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí sẽ nguy hiểm đến tính mạng. Hãy thực hiện một chế độ ăn lành mạnh kết hợp với chế độ tập luyện đúng đắn và làm theo lời khuyên của bác sĩ, bệnh cao huyết áp không còn là trở ngại trong cuộc sống của bạn.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]