Phụ nữ có nhiều nguy cơ bị nghiện thực phẩm hơn nam giới, vì họ có xu hướng hạn chế hoặc nhịn ăn ban đầu, sau đó lại ăn quá nhiều.
Não bộ sẽ phát triển những mối quan hệ nhạy cảm trong quá trình nghiện thức ăn của bạn, với các chất không lành mạnh trong từng sản phẩm dưới đây.
Bánh mì trắng
Bánh mì trắng được làm từ bột mì qua tinh chế, tước bỏ cám, mầm và tất cả chất dinh dưỡng thường có trong bánh mì. Đây là thức ăn sẵn có trong tủ lạnh, dễ dàng dự trữ, và cám dỗ bạn nhất.
Hạn chế bánh mì trắng hoặc chuyển sang bánh mì nguyên chất, nguyên hạt là biện pháp tốt để giữ cân bằng trọng lượng cơ thể.
Bánh rán
Đường là chất có tiềm năng gây nghiện cao. Một số nghiên cứu thực hiện trên chuột khi ăn đường với số lượng lớn, lượng dopamine được sản xuất ra.
Tiến sĩ Nicole Avena, nhà thần kinh học đồng chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu các thực phẩm gây nghiện cho biết: “việc phát hành dopamine trong cơ thể nhiều hơn giống như như bạn đang lạm dụng một số loại thuốc”.
Pasta
Pasta trong tiếng Ý là tên gọi chung các loại nui, mì sợi…làm từ bột mì, được chế biến trong bơ, muối và pho mát.
Tiến sĩ Andrew Weli, người sáng lập đồng giám đốc của Trung Tâm Y Học Arizona tại đại học Arizona chia sẻ trong cuốn sách mới True Food của mình: “Chọn mua mì Spenta chất lượng cao, hoặc nấu theo kiểu Pasta al dente (phương pháp làm giảm lượng đường huyết) và sử dụng dầu ô liu để làm tăng thành phần dinh dưỡng trong mỳ pasta là những điều bạn có thể áp dụng để hạn chế bị nghiện thức ăn này”.
Bánh
Sức cuốn hút của các loại bánh xốp dễ dàng khiến bạn ăn quá nhiều. Đường ở lớp ngoài của bánh có liên quan đến bệnh béo phì, tiểu đường và các hội chứng về tiêu hóa mà bạn cần đề phòng.
Kẹo Chips
Tỷ lệ cao chất béo và muối, kèm theo dầu mỡ trong kẹo chips và một số thành phần khác trên nhãn mác gây nghiện với bạn.
Tự làm kẹo chips với thành phần muối biển tự nhiên và hạn chế dầu mỡ là cách hiệu quả nếu bạn là fan của loại kẹo này.
Bánh quy
Bánh quy là thực phẩm sản xuất thành phần dopamine gây thèm ăn trong cơ thể. Khi bạn thưởng thức bánh quy, cơ thể sẽ có nhu cầu muốn ăn tiếp và nhiều, nhiều hơn nữa.
Đó là lí do bánh quy không bao giờ là đủ với bạn.
Chocolate
Nghiên cứu được công bố vào năm 1997 trên tạp chí quốc tế Psychophysiology cho biết chất chocoholics trong chocolate được xác định là có phản ứng thể chất, hành vi, cảm xúc giống như điều khiển những người bị nghiện.
Chocolate đen với nồng độ ca cao lớn sẽ mang đến một số lợi ích sức khỏe, tuy nhiên, chocolate đã qua chế biến với sữa dạng rắn, dầu, chất béo và đường là nguyên nhân khiến bạn không ngừng nghĩ đến.
Khoai tây chiên
Khoai tây chiên kiểu Pháp là áp lực to lớn dành cho những người ăn kiêng. Đây là sản phẩm tập hợp của bộ ba đường, chất béo và muối.
Kẹo
Tiến sĩ Mark Gold, chủ tịch khoa Tâm Thần Học tại đại học Florida, thực hiện những nghiên cứu về chứng nghiện đồ ăn trong vòng 30 năm, đã phát hiện ra việc tiếp xúc với các thực phẩm có đường từ ngay trong bụng mẹ và suốt thời thơ ấu sẽ khiến cảm giác thích và thèm đường nhiều hơn khi lớn lên.
Nếu không chú ý đến chế độ ăn uống của con bạn hoặc chính bản thân mình, bạn có thể trở thành một người nghiện kẹo ngọt.
Kem
Mùa hè hay mùa đông, kem vẫn là thức ăn được yêu thích. Hãy chọn các sản phẩm kem tươi hoặc nguyên chất để tránh các chất phụ gia không cần thiết và bảo vệ số đo cơ thể./.
Theo Vietnamplus
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]