Người Nhật có rất nhiều loại mì khác nhau như soba, udon, ramen, mì lạnh somen… Mỗi loại mì được chế biến và thưởng thức theo nhiều cách khác nhau.
Mỳ Udon
Udon là một loại mì được làm từ bột lúa mì, sợi khá dày, dày nhất trong các loại mì phổ biến ở Nhật. Sợi mì có đường kính thông thường khoảng 1cm, cỡ bằng một cây đũa ăn cơm vậy. Tuy nhiên, ở Nhật có rất nhiều biến tấu về sợi mì udon. Tùy theo địa phương hoặc quán mì, có nơi làm dày hơn, có nơi làm mỏng hơn kích cỡ thông thường. Rồi còn tùy theo thời tiết nữa, mùa hè thì nhiều nơi làm cọng mì Udon mỏng hơn để dễ ăn hơn và ngon hơn khi dùng lạnh.
Udon có thể có hình vuông hoặc tròn, nở ra khi nấu như mì ý, khiến nó trở nên đặc và mềm mại một cách độc nhất. Mì Udon thường được ăn nóng với nước súp được nấu bằng nước tương, bề mặt tô mì thường được trang trí bằng những cộng hành, tuy nhiên Udon cũng có thể được ăn lạnh như người Nhật vẫn hay làm vào mùa hè. Mì ăn liền udon rất dễ nấu và rất ngon với nước canh mặn mặn mang hương vị đặc trưng của nó.
Mì Soba
Mì Soba là món mì truyền thống của Nhật Bản được làm từ kiều mạch, cùng với Sushi, Tempura làm nên những món ăn tiêu biểu của Nhật Bản. Các loại mì Soba phát triển đa dạng từ mì nóng đến mì lạnh, loại Morisoba hay Yazarusoba cũng rất phổ biến. Nếu có những nhà hàng đặc thù về Soba, thì cũng có loại mì Soba ăn đứng, và loại mì ly chỉ cần đổ nước sôi vào là có thể thưởng thức. Chúng được bày bán và trở thành một trong những món ăn đang tồn tại trong đời sống ẩm thực của người Nhật.
Mì Somen
Somen là loại mì của Nhật Bản rất mảnh (đường kính không quá 1.3 mm) làm bằng bột mỳ và nước muối. Loại mì này thường dùng lạnh. Đường kính chính là đặc điểm phân biệt của Somen với hai loại mỳ dày hơn là hiyamugi và mỳ udon Nhật Bản (đều làm từ bột mỳ). Somen đường tạo hình bằng cách kéo giãn bột như một số loại mì Udon, Quá trình làm mỏng và kéo dài các sợi mì cần phải qua tới 30 bước khác nhau trong 36 giờ đồng hồ. Sau đó,mì còn phải giữ trong kho 1 đến 2 năm để chín và ngấu, sau đó mới được mang ra ăn.
Somen thường dùng lạnh vì được chan với nước đá kèm theo chút rau xanh, các loại củ quả hay các loại thịt khác nhau và chấm với một loại nước chấm nhạt gọi là tsuyu. Tsuyu thường là một loại nước chấm làm từ katsuobushi (một loại cá ngừ khô) có thể được pha thêm hương vị hành ta, gừng hoặc myoga. Vào mùa hè, mỳ Somen ướp lạnh được xem là một món ăn giúp "giải nhiệt cuộc sống". Ngoài ra, Món mỳ Somen còn được trình bày và thưởng thức một cách cầu kì với rất nhiều các hương vị khác nhau tuỳ thuộc vào khẩu vị thực khách.
Mì ramen
Đối với người Nhật, mỳ ramen gắn liền với lịch sử của đất nước họ. Nó là món ăn của người nghèo và của thời buổi khan hiếm. Nó cũng đã nuôi sống nhiều thế hệ sinh viên túng tiền. Ngay cả hiện nay, nếu ta hỏi một đứa bé muốn ăn gì, thì câu trả lời sẽ thường là: mỳ ramen.
Các tô mỳ ramen xuất hiện ở Nhật vào nửa sau của thế kỷ 19 ở các hải cảng như Yokohama, nơi có nhiều người Trung Quốc đến lập nghiệp. Chính họ đã đưa món mỳ ramen vào Nhật. Nhưng món mỳ ramen chỉ thực sự được nhiều người Nhật ưa thích từ sau thế chiến II, sau khi xuất hiện trong phim Hương vị cơm ăn với nước chè xanh (1952) của Yasujiro Ozu. Và mỳ ramen lại càng phổ biến hơn nhờ sự xuất hiện của loại mỳ ăn liền đựng trong cốc làm bằng bìa cứng, được tung ra thị trường vào năm 1970.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]