Miếng dán hoạt hình Trung Quốc nằm trong danh sách các sản phẩm bị thu hồi
Hệ thống cảnh báo RAPEX từ Liên minh Châu Âu - EU đã cảnh báo những loại miếng dán họat hình có trong danh sách cực kỳ nguy hiểm bởi chúng chứa những chất độc hại, đặc biệt là DEHP và DINP với nồng độ vượt mức cho phép.
Những chất này có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ bằng cách tiếp xúc qua da, qua đường miệng và cả đường hô hấp. Chúng có khả năng là tác nhân khiến bé gái dậy thì sớm và nguyên nhân gây vô sinh ở bé trai về sau.
Ngoài những tác động trên, các chất độc hại này còn gây ung thư và ảnh hưởng đến chức năng các cơ quan khác như gan và thận.
Tuy nhiên, sản phẩm này đang được bán phổ biến và tràn lan trên thị trường Việt Nam.
Miếng dán này đang được bày bán tràn lan trên thị trường
Trong danh mục các sản phẩm bị thu hồi của Liên minh Châu Âu – EU, cụ thể là cơ quan bảo vệ người tiêu dùng Na Uy đang tiến hành thu hồi miếng dán đồ chơi xuất xứ Trung Quốc do có chứa di- (2-ethylhexyl) phthalate (DEHP) với nồng độ 15,1% so với trọng lượng và di-isononyl phthalate (DINP) với nồng độ 0,4% tính theo trọng lượng.
Theo quy định REACH của EU đối với hóa chất và các sản phẩm có chứa hóa chất, DEHP, phthalate DBP và BBP bị cấm trong tất cả các loại đồ chơi và chăm sóc trẻ em. Còn phthalates DINP, DIDP và DNOP bị cấm trong tất cả các loại đồ chơi hoặc sản phẩm trẻ em mà trẻ có thể đặt vào miệng.
Các miếng dán này có nguồn gốc, xuất xứ từ Trung Quốc
Tại Việt Nam, sản phẩm này được rất nhiều các em nhỏ ưa thích vì màu sắc, sự đa dạng và tiện ích khi chơi. Chúng được bán tại hầu hết các cửa hàng lưu niệm, văn phòng phẩm, đặc biệt tại cổng trường học, miếng dán đồ chơi được này bán khá nhiều. Ở hầu hết các sản phẩm này đều không có nhãn phụ bằng tiếng Việt và đều có xuất xứ từ Trung Quốc.
Hiện trên thị trường có nhiều loại đồ chơi không rõ nguồn gốc. Theo các chuyên gia y tế, những loại đồ chơi trôi nổi tiềm ẩn những nguy hại mà trẻ chưa ý thức hết được, do đó cần phải có những biện pháp khuyến cáo các bậc phụ huynh cũng như trẻ nhỏ khi sử dụng các loại đồ chơi này.
BS. Trần Mỹ Hương – chuyên gia tư vấn sức khỏe Bệnh viện Trí Đức ( HN) khuyến cáo: Tốt nhất không nên cho trẻ chơi đồ chơi không rõ nguồn gốc, rẻ tiền. Đối với miếng dán đồ chơi có chi tiết rất nhỏ, ngoài những chất có trên miếng dán ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, nếu vô ý để trẻ ngậm nuốt có thể gây hóc, ảnh hưởng đến tính mạng.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]