1. Cho quần áo vào chậu trước khi pha nước giặt
Hãy thử hình dung việc giặt quần áo bằng tay giống như khi bạn tắm. Bạn chẳng bao giờ muốn bước chân vào bồn tắm trống không rồi mới mở nước, thêm xà phòng, thêm tinh dầu cả. Quần áo cũng vậy!
Dòng chảy mạnh của nước từ vòi sẽ khiến những thớ vải bị co rút. Các vết bẩn cũng khó tẩy sạch hơn khi đổ trực tiếp nước giặt lên vải.
Do đó, để hiệu quả nhất, hãy xả nước đầy chậu (nước nóng hoặc lạnh tùy theo loại vải quần áo) và hòa đều bột/nước giặt vào nước.
Khuấy nhẹ để chắc chắn nước giặt đã tan hoàn toàn, rồi nhẹ nhàng cho quần áo bẩn chìm vào trong chậu nước.
Chà xát quá mạnh có thể làm xù vải, thậm chí rách mất bộ quần áo yêu thích.
2. Dùng bàn chải chà vết bẩn
Chà xát quá mạnh có thể làm xù vải, thậm chí rách mất bộ quần áo yêu thích. Loại bỏ các vết bẩn cứng đầu bằng cách cho một ít nước tẩy lên trên khu vực dính bẩn. Sau khi thuốc tẩy thấm sâu vào từng thờ vải, nhẹ nhàng dùng tay vò nhẹ. Hầu hết các vết bẩn sẽ sạch trong khoảng 15 phút. Một số chất bẩn cứng đầu có thể lâu hơn.
3. Xả sạch xà phòng trực tiếp dưới vòi nước
Quần áo bị rất dễ bị bai dão khi bạn căng ra xối dưới vòi nước. Do vậy sau khi giặt sạch các vết bẩn, bạn nhẹ nhàng nhúng quần áo vào chậu nước sạch và dùng tay bóp, giũ nhẹ nhàng. Những hóa chất giặt tẩy ngấm trong thớ vải sẽ trôi theo dòng nước khi bạn dùng nước sạch giũ nhiều lần. Bạn chẳng cần mạnh tay mà quần áo với tha hồ sạch sẽ.
4. Vắt kiệt nước
Xoắn và vặn thật chặt cho ráo hết nước gây hại quần áo nhiều hơn là có lợi. Một cách tốt hơn để quần áo ráo nước là nhấc đồ ra khỏi chậu bằng cả hai tay và nhẹ nhàng bóp từ trên xuống dưới sao cho ra nhiều nước nhất có thể. Sau đó, trải phẳng quần áo trên một chiếc khăn bông, cuộn lại và nhẹ nhàng ấn. Nước dư thừa trong quần áo sẽ được thấm hút hết bởi lớp bông dày dặn của khăn.
5. Phơi quần áo sũng nước
Để đảm bảo rằng các loại vải dễ bai dão, đặc biệt là vải dệt kim, không bị biến dạng thì không bao giờ được phơi quần áo trên móc. Bạn luôn luôn đặt chúng trên một mặt phẳng để phơi khô. Ví dụ như để chiếc áo len trên mặt khăn khô, và khi một mặt đã bắt đầu ráo thì lật ngược trở lại. Áo sẽ khô tự nhiên mà không lo bị mất phom dáng.
Mẹo giặt quần áo đúng cách với từng loại vải
Vải bông (cotton)
Vải bông là 1 chất liệu làm được từ sợi bông và thường được ngâm co lại trước khi may thành quần áo nên việc giặt cho loại này rất đơn giản. Bạn đều có thể giặt bằng máy hay tay với các loại chất tẩy cho loại quần áo này
Vải sợi tổng hợp
Bao gồm các loại như nylon, polyester, acrylic và acetate là loại vải không co rút và dễ dàng tẩy các vết bẩn. Đa số các loại vải này có tĩnh điện và có thể tạo nên các nếp nhăn vĩnh viễn trong quá trình sấy nóng, do vậy bạn hãy giặt áo quần loại này với nhiệt độ thấp hoặc bình thường.
Vải lanh (linen)
Loại vả này được làm từ sợi lanh sau đó được hồ cho vải cứng để tạo độ đanh và sắc sảo cho vải. Loại này mặc nhẹ và mát, nhưng hay nhăn và cần phải ủi, Nên giặt bằng tay với nước lạnh cùng bột giặt có chất tẩy nhẹ và phơi khô tư nhiên
Tơ nhân tạo
Được làm từ bột gỗ qua xử lý hóa chất. Loại vải này mịn, mát và thoải mái. Vải tơ nhân tạo khi giặt có thể bị loang màu, co rút lại hoặc phai màu sắc của nó.
Bạn nên giặt bằng tay với nước lạnh cùng với chất tẩy nhẹ.
Lụa tơ tằm
Là loại vải được dệt từ những sợi hữu cơ từ con tằm, loại vải này sang trọng. Vải lụa đòi hỏi sự chăm sóc cẩn thận và cầu kỳ để giữu được chất lượng vải cũng như màu sắc. Bạn nên giặt nhẹ tay với dầu gội đàu và phơi khô trong bóng râm (mát)
Vải len và lông thú
Được dệt từ lông cừu, dê …loại vải này rất dễ bị co rút ở nhiệt độ cao, vì thế bạn nên tránh giặt áo quần với nước nóng và sấy áo quần loại vải này. Bạn giặt xong thì phơi khô tự nhiên chứ không nên bỏ vào máy giặt để sấy.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]