1. Cà phê
Kiểm tra: Rắc một lượng nhỏ bột cà phê lên mặt nước đựng trong ly. Cà phê thật vẫn nổi, còn cà phê giả làm từ bột rễ rau diếp xoăn sẽ chìm xuống đáy và để lại một vệt màu.
2. Sữa
Kiểm tra:
- Nhỏ một giọt sữa lên mặt phẳng nghiêng. Nếu giọt sữa để lại vệt màu trắng, đây là dấu hiệu của sữa nguyên chất. Nhưng nếu nó không để lại vệt màu nào, sữa này đã bị pha trộn.
- Nếu sữa chuyển sang màu vàng khi đun nóng đồng thời để lại vị đắng và vị xà phòng sau khi uống thì chắc chắn đã có chất giả tạo được trộn vào.
3. Trà
Kiểm tra: Rắc một lượng nhỏ bột trà lên tờ giấy thấm ẩm. Nếu giấy chuyển màu vàng, cam hoặc đỏ, chắc chắn có sự xuất hiện của chất màu nhân tạo trong trà.
4. Hạt tiêu
Kiểm tra: Trộn vài hạt bất kỳ với rượu. Hạt tiêu nguyên chất sẽ nổi lên trong khi hạt đu đủ sẽ chìm xuống.
5. Đường
Kiểm tra: Đường thật khi cho vào ly nước sẽ chìm thẳng xuống đáy. Trong khi đường chứa bột phấn sẽ lưu lại chất pha trộn lên bề mặt nước.
6. Ớt xanh
Kiểm tra: Nhúng một miếng bông nhỏ trong paraffin, sau đó chà lên một phần bề mặt của trái ớt xanh hoặc bất cứ loại rau xanh nào khác. Nếu miếng bông chuyển sang màu xanh lá cây, có nghĩa thực phẩm đó đã bị nhuộm màu.
7. Kem
Kiểm tra: Nếu kem bắt đầu sủi bọt khi nhỏ vài giọt nước cốt chanh lên bề mặt, trong kem chắc chắn có sự xuất hiện của bột giặt.
8. Bột nghệ
Kiểm tra: Nhỏ vài giọt Hidro clorua HCL vào trong ống nghiệm chứa bột nghệ. Nếu dung dịch xuất hiện màu hồng, tím hoặc tím nhạt, bột nghệ là hàng giả.
9. Ớt bột
Kiểm tra: Đổ một thìa ớt bột vào cốc nước đầy. Ớt bột thật màu đỏ nhưng không hòa tan trong nước, còn bột ớt giả cho vào nước thì ngay lập tức nước sẽ biến thành một loại dung dịch màu đỏ do phẩm màu loang ra.
Cách phân biệt một số loại thực phẩm khác hay bị làm giả:
Liên quan đến việc ngăn chặn, đẩy lùi lưu thông thực phẩm không an toàn, mới đây, văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp Ban Chỉ đạo liên ngành Trung ương về vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP).
Phó Thủ tướng yêu cầu, trong năm 2016 cần có giải pháp cho vấn đề ATTP một cách căn cơ, tập trung giải quyết từ gốc, bắt đầu từ khâu thúc đẩy, mở rộng sản xuất nông sản an toàn.
Đồng thời tạo dựng thị trường cho việc tiêu thụ sản phẩm an toàn, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi việc lưu thông thực phẩm không an toàn, không rõ nguồn gốc xuất xứ. Việc điều tra, xử lý các vi phạm trong kinh doanh và sử dụng chất cấm trong chăn nuôi vừa qua đã triển khai đạt kết quả tốt cần tiếp tục triển khai, xử lý nghiêm các vi phạm.
Tiếp thị & Tiêu dùng - tiepthitieudung.com. All Right Reserved
Tiếp thị & Tiêu dùng - Cập nhật thông tin mới nhất về giá cả, thị trường, mua sắm...
tiepthitieudung.com giữ bản quyền trên website này
Liên hệ: [email protected]